Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập: Chuyện kể về những người anh hùng

I. TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT

 Khái niệm

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.

 Một số yếu tố của truyện truyền thuyết:

- Cốt truyện: Kể về cuộc đời và những chiến công của các nhân vật lịch sử, hoặc giải thích các phong tục, tập quán, sản vật của địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. Kể theo trình tự thời gian. Không gian cụ thể, xác định.

 

pptx 118 trang phuongnguyen 29/07/2022 21520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập: Chuyện kể về những người anh hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập: Chuyện kể về những người anh hùng

Bài giảng Ngữ văn 6 - Ôn tập: Chuyện kể về những người anh hùng
ÔN TẬP: 
CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI 
ANH HÙNG 
Và con phải kể cho con của con nghe 
về những truyền thuyết mà mẹ đã kể cho con - g iống như bà đã kể cho mẹ và bà cố đã kể cho bà. 
 Bét-ti Xmít (Betty Smith) 
ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 
THÁNH GIÓNG 
I. TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT 
- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu. 
 Khái niệm 
 Một số yếu tố của truyện truyền thuyết: 
- Cốt truyện: Kể về cuộc đời và những chiến công của các nhân vật lịch sử, hoặc giải thích các phong tục, tập quán, sản vật của địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. Kể theo trình tự thời gian. Không gian cụ thể, xác định. 
- Nhân vật chính: là những người anh hùng đại diện cho nhân dân (anh hùng chống giặc ngoại xâm, danh nhân văn hóa..) 
- Lời kể: cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca. 
- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật): xuất hiện đậm nét, nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.  
3. Cách đọc hiểu một truyện truyền thuyết. 
- Nhận biết được nhân vật anh hùng trong truyện, yếu tố lịch sử cốt lõi được đề cập. 
- Kể lại được truyện theo trình tự diễn biến các sự kiện. 
- Nhận biết được chủ đề của truyện 
- Chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hoang đường, kì ảo 
- Hiểu được ý nghĩa của truyện: ngợi ca truyền thống cao đẹp của dân tộc và ước mơ của nhân dân trong chiến đấu và cuộc sống đời thường. 
 Một số yếu tố của truyện truyền thuyết: 
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỆN “THÁNH GIÓNG” 
Truyện truyền thuyết. 
Thể loại 
Tự sự. 
 Văn bản chia làm 4 phần 
 - Phần 1 : Từ đầu đến “đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời của Thánh Gióng) 
 - Phần 2 : Tiếp đến“cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng) 
 - Phần 3 : Tiếp đến“...bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời) 
 - Phần 4 : Còn lại ( các dấu tích còn lại) 
Phương thức biểu đạt chính 
Bố cục văn bản 
- Nhận vật chính: Thánh Gióng 
- Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương 
- Ngôi kể: thứ ba 
- Sự việc chính: 
+ Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng. 
+ Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thối. 
+ Gióng ra trận đánh thắng giặc và bay về trời. 
+ Vua và dân làng ghi nhớ công ơn của Gióng; những dấu tích Gióng để lại.. 
 Nhân vật và sự việc: 
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Cậu bé lên ba tuổi mà không biết đi mà cũng chẳng biết nói cười. Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con hàng xóm góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân thù. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Vua nhớ công ơn bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. 
Tóm tắt truyện 
Nội dung 
Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường của dân tộc. Truyền thuyết thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc. 
Nghệ thuật 
- sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để lí tưởng hoá người anh hùng lịch sử; thể hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân về người anh hùng 
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN 
1. Dàn ý 
 1.1. Nêu vấn đề: 
- Giới thiệu chủ đề: đánh giặc cứu nước thắng lộ là chủ đề lớn, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. Truyền thuyết “Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết tiêu biểu cho chủ đề này 
- Giới thiệu về truyền thuyết “ Thánh Gióng: là truyền truyền thuyết, thể hiện sự ngợi ca, tôn vinh của nhân dân ta đối với các bậc tiền nhân trong lịch sử. 
1.2. Giải quyết vấn đề 
1. Nhân vật Thánh Gióng 
a. Sự ra đời của Thánh Gióng 
- Sự ra đời bình thường : 
Con hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức . 
- Sự ra đời khác thường: 
+ Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân to hơn vết chân người thường. 
+ Bà ướm thử vết chân, không ngờ về nhà đã thụ thai. 
+ mười hai tháng sau sinh một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Chú bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. 
 Sự ra đời kì lạ của Gióng làm nổi bật tính chất khác thường, hé mở rằng Gióng không phải là đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều này nằm trong mối liên kết xuyên suốt VB truyền thuyết kể về người anh hùng: ra đời khác thường, kì lạ- lập nên những chiến công phi thường- và sau đó từ giã cuộc đời cũng theo một cách không giống người bình thường. 
 Chi tiết “Vết chân to” nơi đồng ruộng tạo sự tò mò. Ai là chủ nhân của vết chân ấy. Hẳn đó không phải là người bình thường. Hẳn vết chân ấy phải của người khổng lồ, có sức mạnh phi thường, vết chân của một vị thần. Đó là sức mạnh vô hạn, bí ẩn của tự nhiên được hình tượng hóa. Trong văn học dân gian, ở một số truyền thuyết đã gắn vết chân này với hình tượng ông Đổng Thiên Vương là thần sấm, có thân hình khổng lồ, thích đi hái cà, mỗi lần đi lại để lại vết chân khổng lồ (theo Nguyễn Đổng Chi). Một trong những cách mà tác giả dân gian thường dùng để khi thần thánh hóa người anh hùng đó là gắn kết họ với sức mạnh của tự nhiên. 
-> Sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ, khác thường. Nhưng Gióng x uất thân bình dị , gần gũi - người anh hùng của nhân dân . 
b. Sự lớn lên của Thánh Gióng 
*Tiếng nói đầu tiên, Gióng xin đi đánh giặc. 
- Câu nói đầu tiên của chú bé: ”Ông về tâu với vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bằng sắt, rèn cho ta một cái roi cùng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này ”. Câu nói thể hiện rõ ý thức cứu dân của Thành Gióng. Nói như Lê Trí Viễn, một nhà phê bình văn học: “ không nói là để bắt đầu nói, nói lời yêu nước, lời cứu nước ”. Câu nói của Gióng sử dụng yếu tố kì ảo, một đặc trưng của truyền thuyết. Cậu bé làng Phù Đổng ra đời một cách khác thường (trong hoàn cảnh chiến tranh) báo hiệu cậu sẽ thực hiện nhiệm vụ lịch sử. Khi thực hiện thời điểm lịch sử đến thì cậu sẽ cất tiếng nói đầu tiên. Đó là tiếng nói thực hiện nhiệm vụ đánh giặc cứu nước, cứu dân. Đó cùng là dấu mốc quan trọng đánh dấu một cá nhân được tham gia vào công việc,thử thách của cả cộng đồng. Tác giả dân gian ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn, nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ. Đó cùng là s ức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng . 
- Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt cho thấy đã có vũ khí lợi hại để giết giặc. Chi tiết thể hiện mơ ước có vũ khí thần kì . Đó còn là thành tựu văn hoá, kĩ thuật thời Hùng Vương. Nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc . 
 *Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng. 
- Gióng lớn nhanh như thổi, bà con góp gạo nuôi Gióng -> Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh toàn dân. Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng, toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc. Đó là tinh thần đoàn kết dân tộc. 
c. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời 
* Chú bé ươn vai trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt. 
- Sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước. 
- Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ... đánh hết lớp này đến lớp khác. -> Đó là vẻ đẹp dũng mãnh của người anh hùng theo cái nhìn lí tưởng hoá của nhân dân. 
*Ngựa sắt phun lửa, r oi sắt quật vào giặc chết như ngả rạ và những bụi tre bên đường quật giặc tan vỡ. 
- Con ngựa sắt của làng Phù Đổng mang nhiều đặc điểm kì ảo: có thể hí vang lên mấy tiếng, phun lửa, bay về trời. 
- R oi sắt quật vào giặc, giặc chết như ngả rạ. Sau khi roi sắt gãy thì tráng sĩ nhổ tre cạnh đường quật vào lũ giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà trốn thoát. 
+ Việc thần kì hóa vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng là một chi tiết có ý nghĩa biểu tượng, ngợi ca thành tựu văn minh của người Việt cổ ở thời đại Hùng Vương. Ở thời đại mà xã hội có nhiều đổi thay lớn về công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu. Chi tiết này còn cho thấy đã có nhiều người, đặc biệt là những người thợ rèn, người thợ thủ công anh hùng, đã góp công vào việc ra trận và đánh giặc của Thánh Gióng. Công sức ấy không chỉ thể hiện những vất vả ngày đêm, mà còn là sự nỗ lực vượt qua khó khăn, đúc kết kinh nghiệm. 
 + Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc . Thánh Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà còn bằng cả cỏ cây của đất nước. Trong qua trình đánh giặc, có sự tham gia giúp sức của nhiều người, trong đó có những yếu tố thuộc về thiên nhiên, điều kiện của đất nước. 
*Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt bỏ lại và bay về trời. 
- Người anh hùng vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh. 
- Sự ra đi phi thường là ước muốn b ất tử ho á Th ánh Gi óng . 
Đánh giá về ý nghĩa của hình tượng Gióng: 
- Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của người anh hùng đánh giặc, cứu nước. 
+ Thánh Gióng mang sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh vô hạn của thiên nhiên, đất nước; sức mạnh của ý chí lòng dân (những người thơ anh hùng, những người nông dân anh hùng, những người binh lính anh hùng... 
2. Chi tiết hoang đường kì ảo: 
* Chi tiết hoang đường kì ảo, hư cấu (không có thật) là hình thức nghệ thuật đặc trưng cơ bản của truyền thuyết. Chi tiết kì ảo trải trong cả câu chuyện: 
+ Sự ra đời của Gióng: bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai. Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc. 
+ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. 
+ Tráng sĩ nhổ tre quật vào lũ giặc 
+ Đánh giặc xong, cả người lẫn ngựa bay về trời . 
* Ý nghĩa: thông qua sự hư cấu, thần kì, sự tưởng tượng kì ảo, tác giả dân gian muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình với nhân vật Thánh Gióng và sự kiện đánh giặc cứu nước: 
- Tác giả dân gian ca ngợi phẩm chất của Thánh Gióng như có lòng yêu nước, có ý chí, quyết tâm, có sức mạnh, trong sáng, vô tư. Nhấn mạnh sự ra đời thần kì, chiến công phi thường và hóa thân bất tử của người anh hùng . 
- Ca ngợi tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân và gửi gắm ước mơ về người anh hùng cứu nước. 
3. Các chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử: 
Vị trí của các chi tiết có thật: Cơ sở lịch sử, cốt lõi lịch sử trong truyện truyền thuyết chính là bối cảnh, chất liệu là nên đặc trưng của truyện truyền thuyết nói chung và truyện Thánh Gióng nói riêng 
* Câu chuyện được đặt trong hoàn cảnh cụ thể: 
- Thời gian: “ Đời Hùng Vương thứ 6 ” . 
- Địa điểm : “ Tại làng Gióng ” . 
Hoàn cảnh ấy cho biết sự thật lịch sử: 
- Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc (giặc Ân). 
- Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép. 
- Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc. 
* Lời kể: Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm tháng tư làng mở hội to lắm 
* Dấu tích 
- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương 
Bụi tre đằng ngà 
Ao hồ liên tiếp 
Làng Cháy 
 * Ý nghĩa: 
 - Nhân dân ta tin rằng Thánh Gióng là người anh hùng có thật, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào về sức mạnh thần kì của một dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nhân dân ta bày tỏ ước mơ có một người anh hùng đánh giặc cứu nước. 
- Đây cũng là một thi pháp của truyện truyện thuyết. Người kể muốn tạo niềm tin ở người đọc, t ăng tính xác thực cho câu chuyện. Đồng thời, tác giả dân gian làm tăng thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật. Gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu đạt ý nghĩa thiêng liêng: phong tục, địa danh hay các sản vật tự nhiên được “lịch sử đặt tên” , được “sinh ra” một lần nữa, nhớ những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân. 
1.3.Đánh giá khái quát 
1. Nghệ thuật: 
- Chi tiết tượng tượng kì ảo. 
- Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường). 
- Lời kể cô đọng, trang trọng. 
Nội dung : Truyện ca ngợi công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta. 
* Ý nghĩa : Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, quyết tâm, tinh thần đoàn của dân tộc. Truyền thuyết thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc. 
*Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết “Thánh Gióng ”. 
2. Nội dung, ý nghĩa: 
IV. LUYỆN ĐỀ 
A.Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dânB. Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.C. Ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước.D. Tất cả đều đúng 
 Câu 1: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì? 
*Bài tập trắc nghiệm: 
Câu 2 : Trong truyện Thánh Gióng , cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào? 
A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.C. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.D. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân. 
Câu 3 : Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? 
A. Cổ tích.B. Thần thoại.C. Truyền thuyết.D. Ngụ ngôn. 
Câu 4 : Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng ? 
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên. 
Câu 5 : Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì? 
A. Phù Đổng Thiên Vương 
B. Lưỡng quốc Trạng nguyên. 
C. Bố Cái Đại Vương. 
D. Đức Thánh Tản Viên.. 
Đáp án phần Trắc nghiệm : 
Câu 1 
Câu 2 
Câu 3 
Câu 4 
Câu 5 
D 
D 
C 
B 
A 
* Đề đọc hiểu : 
 Đề bài 01: 
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
“ Bấy giờ, có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền sứ giả đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước. Chú bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói với mẹ: 
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa chuyện. 
 Sứ giả vào. Chú đứa bé bảo: 
- Ông về tâu với vua, đúccho ta một con ngựa sắt, làm cho ta một bộ áo giáp bằng sắt, và rèn cho ta một cái roi cũng bằng sắt, ta nguyện phá tan lũ giặc này. 
 Sứ giả vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Vua ngay lập tức sai thợ đêm ngày phải làm làm cho đủ những đồ vật chú bé dặn. 
 Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no. Aó vừa mặc xong đã chật níc. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con hàng xóm cũng vui lòng gom góp gạo thóc để nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú bé giết giặc, cứu nước”. 
( Trích truyền thuyết Thánh Gióng) 
Câu 1:  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện là ai? 
Câu 2: Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé là gì? Chú bé nói câu nói đó trong hoàn cảnh nào? 
Câu 3:  Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “ Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” . 
Câu 4 : Hãy lí giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”? 
Thực hiện 
 yêu 
Cầu ? 
Gợi ý làm bài 
Câu 1:  Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự 
  Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng. 
Câu 2:   
- Câu nói đầu tiên của nhân vật chú bé: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. 
- Hoàn cảnh của câu nói: Khi giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta; thế giặc mạnh, đất nước cần người tài giỏi cứu nước. 
 Câu 3: 
 Ý nghĩa của chi tiết: “ Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” : 
+ Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng cái bình thường, giản dị. 
+ Đồng thời còn nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc thuở xưa. 
==> Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. 
 Câu 4:   
- Hội khoẻ Phù Đổng là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới. 
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao. 
- Mục đích của hội thi là rèn luyện thể lực, sức khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này. 
Đề bài 02: 
Đọc kĩ đoạn văn sau 
	 “Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ , oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi  thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất . 
( Trích truyền thuyết Thánh Gióng) 
Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn. 
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì? 
Câu 3:  Chi tiết: “ Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất” có ý nghĩa gì? 
Câu 4a. Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì? 
Câu 4b . Sau khi đọc truyện Thánh Gióng , em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? 
Câu 4c. Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân em. 
(GV có thể chọn 1 trong ba câu). 
Trả 
lời 
câu 
hỏi ? 
Gợi ý làm bài 
Câu 1:  Tóm tắt 
Giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ nhảy lên mình ngựa xông ra chiến trường đánh thắng giặc và bay về trời. 
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì? 
- Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người đàn ông có sức lực cường tráng và chí khí mạnh mẽ 
- Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ cho thấy sự lớn lên của Gióng để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Qua đó thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết.  
Câu 3:  Chi tiết:“ Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất” có ý nghĩa gì? 
- Áo giáp sắt của nhân dân làm cho để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần. 
- Thánh gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thường, chiến công để lại cho nhân dân, 
- Gióng sinh ra cũng phi thường khi ra đi cũng phi thường (bay lên trời). 
- Gióng bất tử cùng sông núi, bất tử trong lòng nhân dân. 
Câu 4a. HS nêu suy nghĩa của bản thân. 
Có thể như: Ý nghĩa của việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng: 
- Thể hiện tấm lòng tri ân người anh hùng bất tử, hướng về cội nguồn (đạo lí uống nước nhớ nguồn) 
- Giáo dục thế hệ sau về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc; bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc. 
Câu 4a. 
Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì? 
Câu 4b . Sau khi đọc truyện Thánh Gióng , em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta? 
 Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trong truyện Thánh Gióng, lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm được thể hiện qua tiếng nói đánh giặc của cậu bé Gióng, qua việc nhân dân đoàn kết góp gạo nuối Gióng. Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trước vận mệnh dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của ông cha ta khiến em vô cùng khâm phục, tự hào và nguyện sẽ phát huy. 
Câu 4c. 
Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân em. 
Truyện  Thánh Gióng muốn ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm, truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết làm nên sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc. 
 Từ đó, truyện để lại cho em bài học về giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Đề bài 03: 
Đọc đoạn trích sau 
“Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc”. 
 (Trích Sự tích Hồ Gươm) 
Câu 1 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 2 
Câu 3 
Câu 4 
Xác định ngôi kể của đoạn trích. 
 Nêu nội dung chính của đoạn trích. 
Tìm những chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử có trong đoạn văn trên? Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì với câu chuyện được kể? 
Việc giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Gươm gắn với cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống giặc Minh nói lên điều gì? 
Gợi ý trả lời 
Ngôi kể thứ 3. 
Câu 1: Xác định ngôi kể của đoạn trích. 
 C âu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích. 
 Nội dung chính: Hoàn cảnh đức Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần. 
+ Thời gian cụ thể: vào thời giặc Minh đô hộ nước Nam, chúng gây ra bao tội ác với nhân dân. 
+ Nghĩa quân do Lê Lợi lãnh đạo dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn nhằm chống lại nhà Minh, nhưng buổi đầu nghĩa quân còn gặp nhiều khó khăn. 
- Những chi tiết trên có ý nghĩa với câu chuyện được kể: 
+ làm cho câu chuyện được kể trở nên chân thực, tạo sự tin cậy cho người nghe. 
+ làm cơ sở để ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Lê Lợi và cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. 
+ Yếu tố lịch sử trở thành yếu tố cốt lõi để chắp cánh cho trí tưởng tượng, cho những hư cấu trong truyện. 
Câu 3: Những chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử có trong đoạn văn trên: 
 Cách giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Gươm bằng truyền thuyết kể về cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống giặ ngoại xâm mang nhiều ý nghĩa: 
- Gợi đến khát vọng của nhân dân về đất nước hòa bình, không có chiến tranh. 
- Nhắc nhở mọi người phải nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc có công với đất nước như Lê Lợi... 
- Bài học về tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước... 
Gợi ý trả lời 
Câu 4: 
Việc giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Gươm gắn với cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống giặc Minh nói lên điều gì? 
 Đề bài 04: 
Đọc đoạn trích sau 
“Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: 
 - Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân! Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. 
 Khi thuyền của bá quan tiến kịp thuyền rồng, vua liền báo ngay cho họ biết: 
 - Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại. 
 Từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” 
 (Trích Sự tích Hồ Gươm) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần trong hoàn cảnh nào? 
Câu 2. Em hiểu gì về tên gọi hồ Hoàn Kiếm? 
Câu 3. Nêu ý nghĩa của hình ảnh vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh sau khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước. 
Câu 4. Có một du khách nước ngoài đến Việt Nam và muốn tìm hiểu về Hồ Gươm. Nếu em là hướng dẫn viên cho du khách đó thì em sẽ giới thiệu những điều gì về địa danh này? 
Gợi ý trả lời 
Câu 1: Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm. Một hôm nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm. 
Câu 2 : tên gọi hồ Hoàn Kiếm: nghĩa là hoàn trả lại thanh kiếm. Tên gọi gắn với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. 
Câu 3: Ý nghĩa hình ảnh vệt sáng le lói phản lại trên mặt hồ: 
+ Gợi ra cảnh đẹp, kì ảo và thiêng liêng, tăng thêm chất thơ cho tác phẩm truyện. 
+ Đó là ánh hào quang, niềm tự hào về chiến công oanh liệt trong sự nghiệp đánh giặc cứu nước. 
Câu 4: HS bày tỏ suy nghĩ của mình. 
Có thể nêu: Em sẽ giới thiếu lịch sử tên gọi, đặc điểm quang cảnh của hồ, 
Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội, nó còn là di tích lịch sử của Việt Nam. 
Trước hết, Hồ Gươm được gắn với truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ của Đức Long Quân đã giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược. Sự tích trả gươm rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên "Hồ Gươm" hay Hồ Hoàn Kiếm. 
Ngày nay, Hồ Gươm cũng với Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội, là thắng cảnh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. 
Gợi ý trả lời 
Viết kết nối: 
Viết đoạn văn (từ 5 - 7 câu) về một hình ảnh hay hành đ ộng của Thánh Gióng đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em? 
* Nội dung đoạn văn 
 - Xác định một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất. 
 - Bày tỏ cảm xúc chân thực của mình trước hành động, hay hình ảnh đó (VD: Xúc động về tiếng nói đầu tiên của Gióng, hoặc hình ảnh Gióng nhổ tre quật vào lũ giặc...). lí giải vì sao xúc động (nêu đặc sắc về nghệ thuật, ý nghĩa của chi tiết, liên hệ thực tế HS trải nghiệm...) 
* Hình thức đoạn văn 
Đoạn văn tham khảo: 
VD: Chọn hành động của Gióng: “ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt” 
MĐ: Giới thiệu ấn tượng về hành động của Gióng: “ Chú bé vùng dậy, vươn vaimột cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt” 
TĐ: Bày tỏ sự xúc động khi đọc đến hành động đó? Lí giải tại sao em xúc động? Liên hệ đến thực tế trải nghiệm của bản thân, ý nghĩa của hành động? 
KĐ: Cảm nghĩ về chi tiết được chọn 
Đoạn văn tham khảo: 
 “Thánh Gióng” là một truyền thuyết tiêu biểu của kho tàng văn học dân gian đã ca ngợi, tôn vinh hình tượng Gióng, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, trong đó chi tiết kể về sự lớn dậy diệu kì của Thánh Gióng là chi tiết gây ấn tượng. Sinh ra kì lạ, sự lớn lên cũng vô cùng đặc biệt. Gióng lớn dậy khi yêu cầu đánh giặc cứu nước khẩn thiết nhất, giặc Ân đang lâm le bờ cõi nước ta, nhà vua cho người đi tìm người tài giỏi đánh giặc, cứu nước. Hành động của chú bé “ vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt” là một c hi tiết kì ảo đặc sắc diễn tả sự lớn dậy phi thường của Gióng. Từ “chú bé” Gióng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Hành động vươn vai, cho thấy sự lớn lên của Gióng để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Qua đó thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Qua chi tiết ấy, ta thấy được người anh hùng đã mang vẻ đẹp dũng mãnh theo cái nhìn lí tưởng hoá của nhân dân. Chi tiết làm nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, lôi cuốn với các bạn nhỏ, ai cũng muốn được như Gióng, nghĩa là lớn nhanh để trở thành người cống hiến sức lực cho đất nước, nhân dân. 
ÔN TẬP VĂN BẢN: 
SƠN TINH, THUỶ TINH 
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỆN “ SƠN TINH, THUỶ TINH” 
+ Phần 1: Từ đầu đến “ mỗi thứ một đôi ”. Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái. 
+ Phần 2: Tiếp theo đến “ Thần nước đành rút quân ”. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần. 
+ Phần 3: Còn lại. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh. 
Truyện truyền thuyết. 
Thể loại 
Tự sự. 
Phư­ơng thức biểu đạt chính 
Bố cục văn bản 
 Nhân vật và sự việc: 
- Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh kể về các nhân vật ở thời đại Vua Hùng. 
Ngôi kể: ngôi thứ ba 
PTBĐ: tự sự 
- Nhận vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh 
- Sự việc: 
(1) . Vua Hùng tổ chức kén rể . 
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn,cả hai đều tài giỏi 
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể: mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho.. 
(4) Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. 
(5) Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. 
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời , cuối cùng Thuỷ Tinh thua. 
(7) Hàng năm, Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. 
Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái tên là Mị Nương xinh đẹp, nết na; vua muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn. Hai chàng đều tài năng, Sơn Tinh là chúa vù

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_on_tap_chuyen_ke_ve_nhung_nguoi_anh_hung.pptx