Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống (Ngữ văn 9)

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC.

 - Văn nghị luận là đưa ra các lý lẽ dẫn chứng để bảo vệ hoặc làm sáng tỏ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.

 - Một bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.

 + Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

 +Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

 + Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

 

docx 16 trang phuongnguyen 30/07/2022 20500
Bạn đang xem tài liệu "Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống (Ngữ văn 9)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống (Ngữ văn 9)

Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống (Ngữ văn 9)
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC.
	- Văn nghị luận là đưa ra các lý lẽ dẫn chứng để bảo vệ hoặc làm sáng tỏ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
	- Một bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ. 
	+ Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. 
	+Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
	+ Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
* Các dạng nghị luận ở lớp 9.
	- Nghị luận xã hội:
	+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
	+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
	- Nghị luận văn học:
	+ Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
	+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
* Yêu cầu chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. 
	- Bài nghị luận phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt đúng, mặt sai, nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết.
	- Hình thức phải có bố cục mạch lạc, rõ ràng, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp.
Cách viết đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận
Thân đoạn:
Chỉ ra, nêu biểu hiện.
Lý giải nguyên nhân
Phân tích mặt tích cực, tiêu cực.
*Kết đoạn: Liên hệ bản thân, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
DẠNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO 
Đề 1:
	Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với những phẩm chất đáng quý. Từ vẻ đẹp của nhân vật này, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên?
Đề 2: 
	Từ bài thơ “Đồng chí”, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.
Đề 3:
	Từ việc học truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” em thấy thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đã kế thừa và phát huy những nét đẹp nào của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Đề 4: 
	Những tình cảm, suy nghĩ của nhà thơ Viễn Phương trong bài thơ “Viếng lăng Bác” về con người, dân tộc Việt Nam khơi gợi trong em những suy nghĩ gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh và trong cả cuộc sống hòa bình hôm nay. Hãy ghi lại bằng một đoạn văn.
Đề 5:
	Đọc truyện ngắn “Làng” ta có thể thấy tình yêu làng quê, yêu đất nước là tình cảm lớn lao nhất, thiêng liêng nhất. Hãy viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của em về tình yêu quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Đề 6:
	Bài thơ “Ánh trăng” là lời gợi nhắc với tất cả mọi người về lẽ sống, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và thái độ sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. Em hãy viết một đoạn văn bàn về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. 
Đề 7: Trong bài thơ “Ánh trăng”, hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” gợi cái nhìn nghiêm khắc nhưng độ lượng, bao dung  Từ bài thơ và thực tế cuộc sống hôm nay, em có suy nghĩ gì về lòng bao dung, độ lượng của con người.
Đề 8: 
	Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh. Từ câu chuyện của cha con ông Sáu, em có suy nghĩ gì về tình cảm và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Đề 9:
 Từ bài thơ “Nói với con “ của Y Phương, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của gia đình đối với mỗi con người.
II. GỢI Ý VIẾT MỘT SỐ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
Đề 1:Suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam 
Mở đoạn: Thanh niên phải sống có lí tưởng.
Thân đoạn
Giải thích: Thế nào là sống có lí tưởng? Lí tưởng chính là mục đích sống cao đẹp. Sống đẹp là lối sống mình vì mọi người, thể hiện bằng sự cống hiến hết mình trong học tập, trong công việc để xây dựng quê hương, đất nước.
Biểu hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam:
+ Trong quá khứ: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, lí tưởng sống là sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc.
+ Trong hiện tại: Lí tưởng sống là không ngừng học tập và rèn luyện nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức để xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc.
Ý nghĩa
+ Người có lí tưởng sống luôn xác định được mục đích sống, luôn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.
+Luôn phấn đấu vì những mục tiêu cao đẹp, có ý thức tự hoàn thiện mình, vượt qua khó khăn để thực hiện mục tiêu.
+Một xã hội, một đất nước có thế hệ trẻ biết sống có lí tưởng, đất nước ấy sẽ phát triển, xã hội sẽ tiến bộ văn minh
 d. Liên hệ bản thân.
3. Khẳng định tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng
Đề 2: Suy nghĩ về tình bạn đẹp
Mở đoạn: Trong đời sống tinh thần của con người, tình cảm là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và có được một tình bạn đẹp là niềm hạnh phúc.
Thân đoạn
Giải thích :Thế nào là một tình bạn đẹp: 
	+ Là tình bạn chân thành, trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng.
	+ Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị. Cũng không phải xuê xoa, bao che, bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau.
Biểu hiện (dẫn chứng) về tình bạn đẹp
	 + Có những tình bạn đẹp đẽ đã lưu danh muôn thủa: Bá Nha-Tử Kì, Lưu Bình-Dương Lễ, Nguyễn Khuyến-Dương Khuê,
 + Trên thế giới: tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen
Giá trị (ý nghĩa) của một tình bạn đẹp: 
 + Sưởi ấm tâm hồn, ấm áp lòng người khi cô đơn, giúp con người tìm thấy niềm vui, thấy những ý nghĩa cao đẹp trong cuộc đời
+ Giúp nhau vượt qua những khó khăn, trở ngại, thử thách, những điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống
+ Giúp nhau trở nên hoàn thiện
Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của tình bạn và liên hệ bản thân, có ý thức vun đắp tình bạn đẹp
Đề 3:Suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước
 1. Mở đoạn: Yêu quê hương đất nước là tình cảm vô cùng thiêng liêng, đẹp đẽ 
 2. Thân đoạn
a. Biểu hiện
- Tình yêu quê hương đất nước không phải là những gì quá xa xôi, trừu tượng. Yêu nước là yêu chính những thân trong gia đình mình, yêu tất cả những gì gần gũi, gắn bó với mình: yêu cái cây trước cửa nhà, yêu con đường đến trường, Biết bao nhiêu con người Việt Nam đã từng ngã xuống để bảo vệ những gì mình yêu quý và động lực chiến đấu của họ chính là xuất phát từ tình yêu đối với những gì bình dị nhất.
- Ở mỗi giai đoạn, tình yêu quê hương đất nước lại có những biểu hiện khác nhau. Ngày nay, tình yêu quê hương đất nước có thể được thể hiện bằng các hành động:
	+ Tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, tôn trọng kỉ cương, kỉ luật.
	+ Lựa chọn một công việc phù hợp, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc đó.
	+ Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải tấn công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như một nhiệm vụ then chốt.
	+ Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
b.Ý nghĩa
- Tình yêu quê hương đất nước khiến mỗi người sống đẹp hơn, khiến tâm hồn con người phong phú hơn.
- Tình yêu quê hương đất nước trở thành động lực khiến con người vượt qua khó khăn, thử thách để cống hiến xây dựng, bảo vj quê hương, đất nước
- là sợi dây thiêng liêng gắn kết con người
c.Liên hệ bản thân: Là học sinh, tình yêu quê hương đất nước thể hiện bằng hành động cụ thể như: cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	 3. Kết đoạn: Khẳng định: Tình yêu quê hương đất nước thiêng liêng nhưng cũng bình dị, nói như nhà văn Erenbua: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”.
Đề 4: Suy nghĩ về sống đẹp
 1. Mở đoạn: Sống đẹp là cách sống mà mỗi người cần hướng tới.
 2. Thân đoạn
a.Thế nào là sống đẹp?
- Lối sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi, đố kị, bon chen hướng tới lối sống khoan dung, độ lượng; biết ước mơ, vươn tới, biết hòa nhập với cộng đồng, cống hiến cho xã hội góp phần làm đẹp cuộc sống xã hội.
- Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người.
b. Ý nghĩa
- "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... (dẫn chứng cụ thể).
- Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có. biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi, vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo
- Hoàn thiện bản thân
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” – Tố Hữu.
- Làm mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp, tăng thêm tình yêu và niềm tin của con người vào cuộc đời, làm xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển
3. Phê phán lối sống vị kỷ, vô cảm, vô trách nhiệm của 1 bộ phận thanh thiếu niên trong cuộc sống hiện nay.
4. Bài học nhận thức và hành động.
- Trong mọi hoàn cảnh sống, cần nhận thức rõ phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, nâng cao trình độ năng lực và khả năng sáng tạo, không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
🡪 Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. 
Đề 5: Suy nghĩ về tình yêu lao động
1.Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận, ý nghĩa của lao động và yêu thích lao động.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích khái niệm:
- Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
- Yêu thích lao động là luôn mong muốn được làm việc hết mình để góp phần tạo ra các sản phẩm phục vụ con người: “lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo” (Mác-xim Groki).
b. Biểu hiện:
- Người yêu lao động trong văn học, thơ ca và cuộc sống thực tế (lấy dẫn chứng).
- Biểu hiện của những kẻ lười lao động là vừa thấy khó khăn mệt mỏi đã vội bỏ cuộc.
c.Ý nghĩa
- Lao động là biến mơ ước của con người thành hiện thực: Chỉ có lao động mới giúp con người thực hiện được mơ ước, đem lại niềm vui, thúc đẩy con người sáng tạo.
- Điều tốt đẹp trong cuộc sống không tự dưng mà có, không ai đem cho mà bản thân mỗi con người phải tự làm ra, tự lao động để có.
- Lao động là cơ sở để con người tồn tại, phát triển, đi từ tiến bộ này đến tiến bộ khác.
- Lao động tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho đời sống con người.
- Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển
- Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, đóng góp xây dựng xã hội.
- Lao động giúp con người thực sự sống tự do.
d.Phê phán lối sống lười biếng, dựa dẫm, ăn sẵn
3. Kết đoạn: khẳng định tầm quan trọng của tình yêu lao động, liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức
+ Mỗi người không ngừng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người lao động chân chính, có ích, người lao động giỏi trong tương lai.
+ Cần có quan điểm lao động mới, có thái độ lao động tự giác, có kĩ thuật, có kỉ luật và đạt năng suất cao.
+ Chống lại thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo,
Đề 6: Suy nghĩ về tình cảm gia đình
1.Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng của mỗi người.
- Tình cảm ấy giúp cho mọi người có thêm động lực, sức mạnh làm chủ cuộc sống.
2.Thân đoạn: 
a) Giải thích rõ:
- Gia đình là gì? Nơi sinh ra, lớn lên, có người thân yêu.
- Tình cảm gia đình là những tình cảm gì? Mối quan hệ nào? (cha mẹ - con cái - anh chị em)
b) Biểu hiện của tình cảm gia đình:
* Tích cực:
- Quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên.
- Giúp đỡ, động viên nhau.
- Tạo nên sự thân thiết, gắn bó, ấm áp trong gia đình.
* Tiêu cực: Do tính chất công việc, do áp lực của hoàn cảnh mà tình cảm gia đình đôi lúc bị xao nhãng.
- Bố mẹ mải mê công việc mà không thường xuyên chia sẻ, động viên con.
- Con cái thiếu tự giác nên xa lánh bố mẹ.
🡪 Tình cảm gia đình mất dần sự ấm áp, yêu thương.
c) Bàn bạc mở rộng:
- Giá trị của tình cảm gia đình rất lớn lao, tình cảm ấy đem lại niềm vui, hạnh phúc không gì sánh được.
- Tình cảm ấy giúp con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống, quên mọi âu lo buồn phiền.
- Tình cảm gia đình là sợi dây vô hình gắn bó giữa mọi người không chỉ ở gia đình mà có thể mở rộng cả ngoài xã hội.
- Hãy trân trọng và giữ gìn tình cảm ấy ngày càng đằm thắm, ấm áp. (Phê phán những người xem thường tình cảm gia đình mình).
- Là học sinh: Biết quan tâm, chia sẻ, động viên mọi người trong gia đình để tình cảm ấy luôn là sức mạnh cho ta bước vào đời.
3.Kết đoạn: Cảm nghĩ về tình cảm gia đình luôn đẹp – cần có trong mọi thời đại.
Đề 7: Nghị luận xã hội về đoàn kết
1. Mở đoạn: vấn đề nghị luận: Đoàn kết luôn có sức mạnh to lớn
2. Thân đoạn: 
a) Đoàn kết là gì?
Đoàn kết là sự tập hợp, gắn kết sức lực, tinh thần để tạo thành sức mạnh to lớn
b) Những biểu hiện của tinh thần đoàn kết:
- Trong xã hội:
+ Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. (Hào khí Đông A trong kháng chiến nhà Trần vua tôi từ già đến trẻ đồng lòng giết giặc Nguyên; kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ miền Bắc chi viện cho miền Nam sức người, sức của non sông qui về một dải)
+ Hiện tại xây dựng đất nước thống nhất bộ máy lãnh đạo từ trên xuống dưới đất nước ngày càng đổi mới, văn minh, phát triển.
- Trong gia đình: gắn kết các thành viên, yêu thương
- Trong học tập: gắn kết thành tập thể giáo viên, học sinh vững mạnh dạy tốt, học tốt trong một lớp học tinh thần đoàn kết lại càng rõ (thực hiện nội quy, quy định trường lớp, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập, cùng phấn đấu xây dựng chi đội mạnh)
c) Vì sao phải đoàn kết (bàn luận mở rộng)
- Có những việc lớn, khó khăn cần phải hợp tác (tinh thần, sức lực) để tạo ra sức mạnh.
- Dẫn ra lời dạy của Hồ Chí Minh (muốn thắng lợi thì mỗi người phải dựa vào lực lượng của số đông, tức là tập thể, của xã hội. Riêng lẻ từng cá nhân thì nhất định không thắng nổi tự nhiên, không thể tồn tại được. Để sống còn con người phải sản xuất mới có ăn, có mặc. Sản xuất cũng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội. Cá nhân không đứng riêng lẻ mà phải hòa mình vào tập thể, vào xã hội).
- Thể hiện tinh thần, trách nhiệm của cá nhân với tập thể.
- Hình thành thói quen, nhân cách biết cách hợp, lắng nghe trong công việc, trong cuộc sống.
- Phê phán những kẻ sống thực dụng, ích kỉ cá nhân thiếu tinh thần hợp tác, đoàn kết; những kẻ ỉ lại, dựa dẫm vào tập thể.
d) Liên hệ bản thân: 
3. Kết đoạn: Chốt lại vấn đề (Đoàn kết tạo ra sức mạnh và trong bất kể xã hội, giai đoạn lịch sử nào)
 Đề 8: Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả đã khắc họa hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Theo em, lễ hội truyền thống ấy ngày nay còn được duy trì không? Hãy trình bày những suy nghĩ của em về vấn đề đó bằng một đoạn văn.
1. Mở đoạn: Lễ hội du xuân trong tiết Thanh minh là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xa xưa.
2. Thân đoạn:
	- Lễ hội truyền thống ấy ngày nay vẫn được duy trì.
- Ngày nay tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa quần áo để đi du xuân. Người ta rắc những thoi vàng mã, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người thân đã khuất. Đó là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt cần được duy trì, là một biểu hiện của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó có không ít người đi tảo mộ không phải để tưởng nhớ tới người thân đã khuất mà chỉ đi cầu danh, cầu lợi cho bản thân. Những kiểu “tảo mộ” đó đáng phê phán, cần phải loại bỏ vì đó là biểu hiện của sự mê tín dị đoan.
- Còn một số thanh niên đi hội nhưng trang phục và lời nói thiếu nét văn minh, thanh lịch.
- Đưa ra một vài giải pháp khắc phục tình trạng thiếu văn hóa trong lễ hội.
3.Kết đoạn:
Khẳng định: đi tảo mộ, du xuân là một nét văn hóa truyền thống cần được gìn giữ.
 Đề 9: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn
1.Mở đoạn: Uống nước nhớ nguồn là đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2.Thân đoạn:
a. Giải thích 
- Nghĩa đen:khi uống nước thì phải nhớ đến nguồn, nơi bắt đầu của dòng chảy, nơi cung cấp cho ta nước để uống
- Nghĩa bóng:
+ Nước: thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử cộng đồng
+ Nguồn: những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần
+ Uống nước: hưởng thụ các thành quả
=>Khi được hưởng thụ thành quả phải biết ơn, ghi nhớ công lao của những người tạo ra thành quả
b. Biểu hiện
- Những ngày giỗ giúp ta luôn nhớ đến ông bà, tổ tiên
- Những ngày giỗ tổ, ngày thương binh liệt sĩ.. tưởng nhớ các vua Hùng có công dựng nước, những người đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
c. Ý nghĩa
- Là nét đẹp trong lối sống biết ơn, trọng ân nghĩa mà ta luôn phải hướng tới; là nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hóa của dân tộc. Con người không được phủ nhận hay lãng quên quá khứ, quá khứ là kinh nghiệm để con người hướng tới tương lai, phản bội quá khứ cũng là phản bội chính mình
- Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
d. Bài học nhận thức
- Cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp, những thành quả của cha ông, tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước.
- Là học sinh, phải biết ơn ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo, có ý thức lao động và học tập tốt
- Phê phán lối sống vô ơn
MỘT SỐ CÂU HỎI NGHỊ LUẬN VỀ THƠ HIỆN ĐẠI
Câu 1: Từ bài thơ “Nói với con”, em có suy nghĩ gì về tình cảm cha mẹ dành cho con? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn khoảng 8 câu.
* Gợi ý:
- Mở đoạn: Cha mẹ là người yêu thương con, mong muốn con phát huy được truyền thống gia đình, quê hương đất nước = > mong muốn con nên người.
- Thân đoạn:
+ Những biểu hiện cụ thể cho thấy tình thương yêu con của cha mẹ.
+ Phê phán một số biểu hiện chưa hiếu thảo với cha mẹ.
+ Bổn phận làm con.
+ Liên hệ bản thân.
Câu 2: Những tình cảm, suy nghĩ của Viễn Phương về con người, dân tộc Việt Nam trong bài thơ “Viếng lăng Bác” đã gợi trong em những suy nghĩ gì về phẩm chất bất khuất kiên cường của con người Việt Nam? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 8 câu.
* Gợi ý:
- Khẳng định: bất khuất, kiên cường là phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.
- Biểu hiện:
+ Trong chiến tranh.
+ Trong cuộc sống hòa bình.
=> Thấy yêu mến, cảm phục, tự hào về phẩm chất ấy.
- Liên hệ bản thân.
Câu 3: Từ bài thơ “Nói với con”, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người, qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.
* Gợi ý:
- Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên đều có một cội nguồn rõ ràng, xác định. Cội nguồn đó là gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước. "Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi".
- Cội nguồn là không gian sinh tồn và giúp cho sự hình thành, phát triển của mỗi một con người. Nó có tác động to lớn đến con người và giá trị, ý nghĩa đời sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm đối với nguồn cội của mình : tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc ; gắn bó, chia sẻ với gia đình, với đất nước những lúc khó khăn, gian khổ; biết yêu thương và hi sinh cho gia đình, đất nước, quê hương.
- Đất nước Việt Nam ta hiện nay đang đứng trước thời cơ và những thách thức to lớn : giao lưu quốc tế rộng mở ; tạo nhiều điều kiện để đất nước hội nhập nhanh chóng với thời đại ; để hoàn thành việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhưng hội nhập không bản lĩnh thì dễ dẫn đất nước đến chỗ nguy cơ : văn hóa mất bản sắc dân tộc, kinh tế lệ thuộc, quốc phòng yếu kém dễ bị ngoại bang lấn lướt
- Mỗi người hiện nay cần phải có ý thức rõ ràng về tình hình đất nước, với những thời cơ và thách thức để từ đó trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, chấp hành luật pháp đầy đủ, tích cực học tập vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu, nước mạnh để phát triển đất nước. Còn khi đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc với một lòng yêu nước chân chính, sáng suốt, tỉnh táo và không bị chi phối bởi tư tưởng dân tộc cực đoan.
- Đối với tuổi học sinh, cần tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này khi trưởng thành sẽ là người công dân tốt, có ích cho xã hội.
Câu 4: Cho hai câu thơ sau:
 “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục”
 Từ những lời tâm tình, mong ước của người cha gửi đến con trong hai câu thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc dân tộc, nét văn minh, thanh lịch của người Tràng An trong thời kì hội nhập ngày nay.
* Gợi ý:
- Quê hương đất nước dẫu còn gian khổ khó khăn nhưng có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với mỗi con người.
- Bản sắc dân tộc, nét riêng của dân tộc là tài sản vô giá của mỗi dân tộc, mỗi dân tộc đều không tiếc mồ hôi xươngg máu để giữ gìn.
- Chiến tranh đã kết thúc, đất nước với đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế, văn hóa hiện đại của thế giới => vừa là điểm mạnh vừa là thử thách với mỗi người dân Việt Nam.
- Xã hội phát triển có sự giao lưu hội nhập không ngừng -> giữ gìn bản sắc dân tộc để hòa nhập chứ không hòa tan.
- Thanh niên thủ đô càng cần có trách nhiệm giữ gìn bản sắc dân tộc, nét văn minh thanh lịch của người Tràng An, “hội nhập mà không hòa tan” => thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và xứng đáng với cha anh, để Hà Nội xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến.
- Liên hệ bản thân (ngắn gọn).
Câu 5: Cảm nhận về tình mẫu tử 
*Gợi ý:
- Giải thích: tình mẫu tử .
- Ý nghĩa:
+ Tình mẫu tử - một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý . Đó là cũng là sự chăm sóc, quan tâm, sự đùm bọc, che chở, dạy dỗ cùng tình yêu thương bao la của mẹ đốì với những đứa con.
+ Tình mẫu tử là khởi nguồn cho những tình cảm tốt đẹp khác: lòng yêu thương, nhân ái, vị tha,..
+ Tình mẫu tử vô cùng quan trọng còn bời lẽ nó sẽ góp phần hình thành nhân cách con người. 
Bài học nhận thức: Tình cảm biết ơn, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, sự đền đáp công ơn cha mẹ bằng những hành động cụ thể, thiết thực.
Câu 6: Tình cảm với lãnh tụ và học theo tấm gương của Bác:
*Gợi ý:
- Nêu vai trò của Bác với dân tộc: Bác là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới.
- Cảm nhận:
+ Bác là tấm gương đạo đức sáng ngời với vẻ giản dị, mộc mạc: lời nói nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người; cách sống giản dị (ở nhà sàn đơn sơ, hai ba bộ quần áo, bữa cơm đạm bạc, đôi dép lốp cao sư)
+ Bác là tấm gương đạo đức về tinh thần lạc quan, bản lĩnh trong mọi hoàn cảnh
- Ý nghĩa
+ trau dồi đạo đức nhân cách sáng ngời
+ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc
- Liên hệ bản thân: Học tập tấm gương đạo đức của Bác: thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, sống có lí tưởng cao đẹp, dám nghĩ dám làm
hòn núi cao "
Em tin ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TỪ CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Câu 1: Từ vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập ngày nay? Đồng thời, trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
*Gợi ý:
* Nêu vấn đề:
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Trong thời kì hội nhập hiện nay cần học tập phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh: học cái mới, cái hay, cái tốt của thế giới song vẫn phải giữ được nét riêng của tinh hoa văn hóa dân tộc.
* Giải quyết vấn đề:
- Tại sao phải tiếp thu cái mới:
+ Thực tế nước ta còn nghèo nàn, khoảng cách còn cách xa với các nước trên thế giới, giúp đất nước phát triển rên mọi lĩnh vực.
+ Phải học hỏi một cách có chọn lọc và vận dụng một cách linh hoạt..
- Tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Bản sắc văn hóa dân tộc là một tiêu chí để giữ gìn chủ quyền dân tộc.
+ Giá trị tinh thần bền vững đã được lưu truyền từđời này qua đời khác.
- Liên hệ thực tế , rút ra bài học:
+ Việc học tập phong cách của Bác Hồ sẽ giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh động về kết hợp tinh hoa văn hóa thế giới cùng với bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Ca ngợi những hành vi đúng, tiếp thu cái hay, cái mới của tinh hoa văn hóa thế giới một cách có chọn lọc → Làm đẹp cho nền văn hóa của đất nước mình.
+ Bên cạnh đó phê phán những hành vi tiếp thu sai trái lệch lạc của giới trẻ hiện nay (chú ý ví dụ minh họa cụ thể trong cuộc sống...)
Câu 2: Qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – G. Mác-két, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về thảm họa của chiến tranh hạt nhân đối với nhân loại.
*Gợi ý:
 - Nêu vấn đề nghị luận:
 Qua văn bản “Chiến tranh và hòa bình”, Mắc-két đã cho chúng ta thấy chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
 - Giải quyết vấn đề:
* Chiến tranh hạt nhân là một sự tốn kém ghê gớm và phi lí, trong khi cuộc sống của con người lại rất cần cải thiện.
 + Chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải tạo cho cuộc sống con người.
+ Nó làm hao tốn tiền của và làm mất đi khả năng cải thiện của con người.
 + Chi phí cho chiến tranh hạt nhân có thể cứu trợ cho hàng triệu con người về các lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm và giáo dục.
* Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người và phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
 + Đại đa số loài người đều muốn cuộc sống hòa bình -> chiến tranh hạt nhân đã đi ngược lại với điều đó.
 + Sự sống có được trên trái đất ngày nay là phải trải qua một quá trình tiến hóa vô cùng lâu dài và phức tạp -> chiến tranh hạt nhân sẽ làm đẩy lùi sự tiến hóa đó về vị trí ban đầu
Khẳng định lại tác hại của chiến tranh hạt nhân => chúng ta phải đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để cho một thế giới hòa bình.
Câu 3: Qua văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ hoà bình của đất nước? 
* Gợi ý:
- Nêu ý nghĩa của vấn đề bảo vệ hoà bình: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no,chiến tranh gây ra đau thương, mất mát. 
- Nêu sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân với mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. 
- Từ đó nêu trách nhiệm của thanh niên hiện nay:
 + Không nghe theo kẻ xấu, có lập trường tư tưởng vững vàng; giúp đỡ những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
 + Sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ chủ quyền của đất nước khi đất nước bị xâm phạm.
 + Học tập, tu dưỡng đạo đức để có kiến thức, có kĩ năng góp phần xây dựng bảo vệ đất nước 
Câu 4: Trong văn bản: “Tuyên bố về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, tác giả đã khẳng định bảo vệ quyền, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Liên hệ với thực trạng của trẻ em Việt Nam hiện nay, hãy có đề xuất giải pháp gì để trẻ em có điều kiện sống tốt hơn?
*Gợi ý:
Nêu được thực trạng phổ biến của trẻ em Việt Nam hiện nay. 
 Mặt tích cực: 
- Trẻ em được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ từ gia đình cho đến nhà trường và xã hội. 
 + Được gia đình yêu thương, nuôi nấng, chăm sóc từ nhỏ.
 + Lớn hơn được đến trường, được học tập vui chơi trong các môi trường giáo dục lành mạnh.
 + Được chăm sóc sức khỏe trong các cơ sở y tế từ cấp phường xã cho đến thành phố và trung ương.
 + Được hướng nghiệp và được đào tạo nghề trong tương lai.
 b. Mặt tiêu cực : 
 + Còn nhiều trẻ em bị lang thang cơ nhỡ, không có mái ấm gia đình.
 + Nhiều trẻ không được đến trường.
 + Còn nhiều trẻ bị bạo hành, xâm hại từ trong gia đình đến các cơ sở giáo dục và ở ngoài xã hội.
Đề xuất:
Mong muốn được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (nêu đề xuất cá nhân)
Câu 5: Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm có viết:
Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trân xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
1. Qua đoạn trích, tác giả muốn đưa ra lời khuyên gì đối với người đọc?
2. Viết một đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề đọc sách trong thanh thiếu niên hiện nay. 
Gợi ý:
1. Lời khuyên qua đoạn trích:
- Cần phải lựa chọn những cuốn sách có giá trị: 
- Cần phải đọc kĩ, không đọc hời hợt, lướt qua: 
2. Đoạn văn viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Vấn đề nghị luận: Bày tỏ suy nghĩ về việc đọc sách trong thanh thiếu niên hiện nay:
* Giải quyết vấn đề:
 - Tầm quan trọng của sách và đọc sách nhất là đối với thế hệ trẻ:
+ Sách là tài sản vô cùng quý giá: Sách đưa ta đến chân trời kiến thức vô tận, mở rộng tầm hiểu biết của ta ở mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống, là chìa khóa mở ra tri thức.
+ Đưa ta đến những cảm xúc lãng mạn, những tình cảm tốt đẹp, giáo dục ta thành người tốt.
+ Lưu giữ k

File đính kèm:

  • docxcach_lam_bai_van_nghi_luan_ve_mot_su_viec_hien_tuong_trong_d.docx