Chủ đề tích hợp môn Ngữ văn 9 - Học kỳ I

C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

I. MỤC TIÊU CHUNG

-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.

-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;

- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;

 

doc 21 trang phuongnguyen 29/07/2022 8920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chủ đề tích hợp môn Ngữ văn 9 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ đề tích hợp môn Ngữ văn 9 - Học kỳ I

Chủ đề tích hợp môn Ngữ văn 9 - Học kỳ I
 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP- NGỮ VĂN 9 ( HỌC KỲ I)
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ khung phân phối chương trình cấp THCS cỉa Bộ Giáo dục và Đào tạo .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì II. 
- Căn cứ thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ sách giáo khoa và sách giáo viên theo nội dung chương trình hiện hành.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
91
Những vấn đề chung về chủ đề
Bàn về đọc sách
92
93
Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống
94
Cách làm bài nghị luận về SVHT...
95
Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý
96
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng...
97
Luyện tập - đánh giá chủ đề
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CHUNG
-Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung  kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua đọc hiểu văn bản, học sinh hiểu, cảm nhận giá trị của sách trong đời sống. HS biết chọn sách phù hợp . Vận dụng phương pháp đọc sách một cách hiệu quả
1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội. Hiểu được cách lập luận của tác giả. Vận dụng được vào tạo lập văn bản nghị luận xã hội. 
1.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối: Vận dụng liên hệ tời một số quan điểm của các tác gia khác về sách và việc đọc sách. Kết nối giữa đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội với tạo lập văn bản nghị luận xã hội. 
- Hiểu được vai trò của văn nghị luận xã hội trong bày tỏ ý kiến, quan điểm trước các vấn đề nóng diễn ra hàng ngày...
1.1.4. Đọc mở rộng: Tự tìm hiểu một số văn bản nghị luận xã hội khác.
1.2.Thực hành viết: Viết được bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng trong đời sống hay vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Viết bài văn, đoạn văn cảm nhận về một đoạn ngữ liệu đã học.
1.3. Nghe - Nói
- Nói: Trình bày, chia sẻ ý kiến quan điểm trước các vấn đề xã hội đặt ra trong bài học. Phát biểu ý kiến cá nhân về các nội dung liên quan đến bài học.
-Nghe:Tóm tắt được nội dung trình bày của thầy và bạn.
-Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ hoặc chia sẻ trước lớp về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận hay tìm hiểu bài học.
2.Phát triển phẩm chất, năng lực
2.1.Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản và tạo lập văn bản, học sinh biết yêu thương, trân trọng thiên nhiên, con người. Biết bày tỏ tình cảm bằng những hành động chia xẻ, giúp đỡ người khác.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức tìm hiểu, vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
2.2. Năng lực 
2.2.1.Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
2.2.2. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản: Hiểu được các nội dung và ý nghĩa văn bản. Từ đó hiểu giá trị và sự ảnh hưởng của tác phẩm tới cuộc sống. 
 - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức đã học vào tạo lập văn bản nghị luận xã hội. Biết xây dựng hệ thống luận điểm và viết các đoạn văn triển khai luận điểm.
- Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Sơ giản về cuộc đời và sự nghiệp của học giả Chu Quang Tiềm.
- Khái niệm truyện thơ Nghị luận xã hội.
-Văn bản Bàn về đọc sách thuộc kiểu văn bản nghị luận và đặc điểm của kiểu văn bản đó.
-Chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản.
- Phép lập luận chủ yếu của văn bảnnghi luận xã hội. Cách lập luận để bài có sức thuyết phục.
- Đánh dấu các câu mang luận điểm chính của bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt rõ ràng mạch lạc dứt khoát chưa?
-Em hãy nêu tên và tóm tắt nội dung cuốn sách mà em thích nhất.
-Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, thấy tầm quan trọng của sách.
-Lời khuyên bổ ích nào về việc lựa chọn sách và phương pháp đọc sách.
- Người viết đã bộc lộ thái độ đánh giá của mình trước hiện tượng được bàn đến.
- Hiểu về các vấn đề XH có thể viết bài văn nghị luận
-Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận hiện tượng đời sống như thế nào?
-Phương pháp tạo lập văn bản nghị luận XH.
-Cấu trúc, bố cục của bài nghị luận xã hội.
-Vận dụng nâng cao văn hóa đọc và chọn sách, đọc sách hiệu quả.
-Trao đổi về sự việc hiện tượng nào đáng đề viết một bài nghị luận hiện tượng nào thì không cần viết:
- Vận dụng cách làm bài nghị luận về vấn đề:
+ Tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. 
+ Quỹ chất độc màu da cam.
+Trò chơi điện tử 
+ Đọc mẩu chuyện về Nguyễn Hiền và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.
+Lòng dũng cảm
+ Nghị lực
+ Bạo lực học đường
+Nghiện gam
- Vận dụng viết các đoạn văn nghị luận xã hội về các sự việc hiện tượng trong đời sống:
+ Môi trường
+ Sức khỏe
+ Đọc sách
- Thực hành xây dựng luận điểm, luận cứ cho bài nghị luận về giá trị của tình yêu thương trong đại dịch Covid-19.
-Viết bài thu hoạch nghị luận về những câu chuyện cảm động từ chuyên mục “ Việc tử tế” trên kênh truyền hình VTV3.
- Viết và chia sẻ đoạn văn nghị luận xã hội về tình mẫu tử...
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. 
- Các bài tập thực hành: Bài trình bày (bài nghị luận, ...)
 Đ. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên:Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
 + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
+Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
- Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề.
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
-Kĩ thuật động não, thảo luận 
- Kĩ thuật trình bày một phút 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
 - Gợi mở - Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm - Giảng bình, thuyết trình
PHẦN II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TIẾT 91
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 ( Chu Quang Tiềm)
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Thông qua bài hs hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
HS biết vận dụng những nội dung đã tìm hiểu để tìm phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận dịch. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong VBNL, kĩ năng viết bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách.
4. Năng lực cần phát triển
– Năng lực tiếp nhận văn bản nghị luận: qua việc đọc hiểu văn bản.
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua các hoạt động nhóm,...).
-Năng lực thẩm mĩ: qua việc nhận ra vẻ đẹp của văn bản.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Tư liệu liên quan đến văn bản
Soạn bài theo SGK.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
– Năng lực tiếp nhận văn bản nghị luận: qua việc đọc hiểu văn bản .
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thực hành đặt câu với các thành phần tình thái, cảm thán, qua các hoạt động nhóm,...).
Năng lực tạo lập văn bản: qua việc viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Năng lực thẩm mĩ: qua việc nhận ra vẻ đẹp của văn bản
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 GV giới thiệu cho HS nghe về nhà văn nổi tiếng người Nga: Mác – xim Go – rơ – ki, người có ảnh hưởng lớn đến nền văn học nước Nga và thế giới. Cuộc đời ông gắn liền với những đau khổ bất hạnh, sách đã làm thay đổi cuộc đời ông. Ông từng nói “ Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi và tăm tối nhất của cuộc đời.”. 
Từ đó GV dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tác giả-tác phẩm:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua tìm hiểu, em hãy nêu vài nét về tác giả.
- Đọc tên văn bản cho thấy PTBĐ văn bản của bài văn này là gì?
- HS chia sẻ ý kiến với 
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Tác giả: ( 1897- 1986 )
Ông là nhà mĩ học, nhà lí luận nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Văn bản.
* PTBĐ: Nghị luận.
II. Đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G nêu cách đọc, đọc mẫu.
-G gọi H đọc và giải thích từ khó.
-G nêu mục đích cảu việc đặt tiêu đề.
- Kiểu văn bản đó quy định các trình bày ý kiến của tg theo hình thức nào?
-Từ đó, em hãy xác định bố cụ theo các luận điểm mà tg sử dụng?
- Các luận điểm đó thể hiện vấn đề gì?
- Câu nào được coi là luận điểm của đoạn văn?
-Vai trò của sách đối với nhân loại được tác giả giới thiệu ntn ?
-Nhận xét về phương thức biểu đạt được sử dụng ?
-Qua đó em thấy sách có vai trò ntn đối với nhân loại ?
-Cũng theo tác giả đọc sách có ý nghĩa ntn?
-Em hiểu câu “ đọc sách là muốn trả món nợ” có ý nghĩa ntn ?
-Từ đó em thấy việc đọc sách quan trọng ntn?
-Em hãy tìm thêm một số câu nói về tầm quan trọng của sách và việc đọc sách ? Vì sao tg nói: đọc sách là hưởng thụ và chuẩn bị trên con đường học vấn.
1. Đọc-chú thích:
2. Bố cục:
- Hình thức trình bày: xây dựng luận điểm.
+ Đọc sách là con đường quan trong của học vấn
+ Đọc sách: chọn sách, đọc chuyên sâu.
+ Tầm quan trọng của việc đọc sách.
+ Phương pháp đọc sách..
3. Phân tích:
a.Vì sao phải đọc sách?
Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn:
* Sách: ghi lại những thành quả của nhân loại, cất giữ di sản tinh thần của nhân loại.
-> Phương thức nghị luận, thuyết minh.
=> Sách có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại.
* Đọc sách: 
- Trả nợ đối với thành quả  ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng
- Làm cuộc trường chinh vạn dặm
=>Sách là phượng tiện để tích luỹ, nâng cao tri thức, là hành trang để bước vào đời.
*Cách lập luận: Lập luận mạch lạc, cô đọng, súc tích.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1.Em cảm nhận được gì từ hình ảnh “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn”?
2. Đọc lại câu văn có hình ảnh “ học vấn giống như đánh trận”, hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng tới yêu cầu nào của việc đọc sách?
- HS chia sẻ ý kiến với 
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Hình ảnh gợi tả: Một trong hai nghĩa của cuộc “trường chinh” là đi xa vì mục đích lớn. Thêm vào đó “ vạn dăm” càng làm cho cuộc đi xa ấy đi xa hơn, vất vả hơn, vì mục đích lớn hơn. Hình ảnh không chỉ nói đến sự phấn đấu lâu dài không mệt mỏi trên con đường đầy gian k
hổ để chiếm lĩnh tri thức. 
2. Tầm qua trong của phương pháp đọc sách hiệu quả.
...
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Sưu tầm một số câu danh ngôn về sách.
VD: - Một cuốn sách dù dở đến đâu ta cũng thu lượm được vài điều đặc biệt của nó.
 ( Danh ngôn La Tinh)
- Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó.
 ( W.Churchill)
- Một quyển sách hay là đời sống xương máu quý giá của một tinh thần ướp hương và cất kín cho mai sau.
 ( J.Milton)
- Để cho con một hòm vàng không bằng dạy cho con một quyển sách hay. 
 (Vi Hiền Truyện)
- Chỉ nên coi việc đọc sách là sự gợi ý, sự nhắc nhở nhận từ những người thông thái từng trải, tựa hồ trái táo của Adam Eva kích thích sự sống phát triển. 
 (Son. H)
- Kết hợp những điều hiểu biết với những kinh nghiệm và kiến thức sẵn có - đó là nguyên tắc cần thiết khi lựa chọn sách. 
 (Krupxkaia )
- Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy. 
 (Mann Horace)
- Lựa sách mà đọc cũng như lựa bạn mà chơi. Hãy coi chừng bạn giả. 
 (Damiron)
- Sau một giờ đọc sách thì nỗi đau khổ nào của tôi cũng biến mất. 
 (Môngtexkiơ)
...
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Chọn một cuốn sách em cho là bổ ích, đọc, sau đó tóm tắt lại nội dung và nêu ý nghĩa của cuốn sách ấy.
2. Vận dụng sơ đồ sau để tìm hiểu phần còn lại của văn bản
Bàn về đọc sách
Tầm quan trọng của Những thiên hướng sai lệch Phương pháp
 việc đọc sách khi đọc sách đọc sách
3.Vận dụng những hiểu biết về phép lập luận phân tích và tổng hợp để viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”.
------------------------ 
TIẾT 92
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 ( Chu Quang Tiềm)
A.MỤC TIÊU: ( Đã trình bày ở tiết 91)
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Theo yêu cầu hoạt động V- tiết 91.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
– Năng lực tiếp nhận văn bản nghị luận: qua việc đọc hiểu văn bản .
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp .
Năng lực tạo lập văn bản: qua việc viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Năng lực thẩm mĩ: qua việc nhận ra vẻ đẹp của văn bản
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách?
2. Chọn một cuốn sách em cho là bổ ích, đọc, sau đó tóm tắt lại nội dung và nêu ý nghĩa của cuốn sách ấy.
=> GV dựa trên kết quả trình bày của HS để vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
,-Gv cho hs đọc phần 2
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến
-Tác giả đã chỉ ra những thiên hướng sai lạc nào thường gặp khi đọc sách ?
-Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu gì ?
-Nhà văn đưa ra mấy phương pháp đọc sách ?
-Việc lựa chọn sách được thực hiện ntn ?
-Nhận xét về cách lập luận của tác giả ?
-Bài học mà chúng ta có được trong việc chọn sách là gì ?
-Sau việc chọn sách việc đọc sách được thực hiện ra sao ?
-Cách lập luận của nhà văn ntn ?
-Bài học về cách đọc sách là gì ?
-Ngoài ra em thấy còn có những cách đọc sách nào nữa ?
- GV tổng hợp, kết luận
b. Phương pháp đọc sách
* Thiên hướng sai lệch thường gặp.
- Sách nhiều- không chuyên sâu.
- Sách nhiều- dễ lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực.
=> Các luận cứ rõ ràng, thuyết phục
=> Cần có phương pháp đọc sách đúng đắn.
* Các phương pháp đọc sách.
+ Việc chọn sách.
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
- Sách Kiến thức phổ thông.
 Kiến thức chuyên sâu.
-> Lập luận chặt chẽ, khoa học.
=> Cần chú ý tới chất lượng sách.
+ Cách đọc sách.
- Đọc cho kĩ, thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ thay đổi khí chất.
- Đọc từ sách phổ thông đến sách chuyên sâu.
-> Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
=> Cần đọc có hệ thống, đọc gắn với suy nghĩ, vận dụng.
 Gv: Như vậy việc biết lựa chọn sách để đọc là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách và việc đọc sách cần có hệ thống, có kế hoạch.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
4. Tổng kết:
* Ghi nhớ : SGK
 Với cách lập luận chặt chẽ, biến hóa tự nhiên, uyển chuyến; lí lẽ sắc sảo, lô gích, dẫn chứng sinh động, chân thực, ngôn ngữ diễn đạt hấp dẫn, Chu Quang Tiềm đã chứng tỏ tài nghị luận bậc thầy của mình. Qua bài văn này, chúng ta không chỉ hiểu sâu sắc thêm về vai trò của học vấn, vai tròcủa sách mà quan trọng hơn thể tìm thấy cách đọc sách, cách học đúng đắn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. Nếu chọn 1 lời bàn về đọc sách hay nhất để ghi lên giá sách của mình, em sẽ chọn câu nào? Vì sao.
2. Em hãy rút ra bài học có được từ việc tìm hiểu văn bản.
- HS chia sẻ ý kiến với 
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1..
2. - Cách đọc sách
- Cách trình bày, bàn bạc một vấn đề trừu tượng
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI:
1.Em thấy điều tác giả đặt ra có giống với thực tế thị trường sách vở hiện nay không ?
2. Trao đổi về việc sử dụng sách tham khảo trong học sinh hiện nay?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Sách nhiều và phương pháp đọc sách còn hạn chế?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Quan hệ giữa đọc sách và đời sống? Viết đoạn văn với nhan đề “ học đi đôi với hành”. 
2. Trao đổi với người thân để viết bài nêu suy nghĩ về “ VĂN HÓA ĐỌC” trong thời công nghệ 4.0.
3.Tìm đọc thêm những bài viết về tác dụng của việc đọc sách đối với cuộc sống của con người
4.Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ theo hướng dẫn SGK..
--------------------------- 
TIẾT 93
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được khái niệm và đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống.
Hiểu yêu cầu chung của kiểu bài.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, làm kiểu bài. 
KNS: Kĩ năng suy nghĩ, phê phán, sáng tạo và đưa ra ý kiến cá nhân về một SVHT tích cực hoặc tiêu cực trong xã hội.
Kĩ năng tự nhận thức các sự việc hiện tượng.
Kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách thể hiện quan điểm trước SVHT.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem lại các nội dung của kiểu văn bản nghị luận đã học.
 -Xem trước bài sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thực hành có hướng dẫn: tạo lập các văn bản nghị luận về SVHT.
- Thảo luận trao đổi để xác định đặc điểm cách tạo lập bài văn nghị luận về một SVHT. 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
? Em hãy nêu một số vấn đề được cả xã hội quan tâm trong thời điểm hiện tại? Theo em, những vấn đề ấy có ảnh hưởng đến đời sống xã hội không? Có cần được giải quyết ko?
-Gv tổng hợp. Cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc bài văn mẫu.
- Xác định bố cục của văn bản?
- Trong văn bản, tg bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại và phải khắc phục của hiện tượng đó?
- Nhận xét cách trình bày vấn đề của tg?
-G tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
- Vậy, em hiểu thế nào là bài văn Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống?
- Yêu cầu về nội dung và hình thức.
- HS chia sẻ ý kiến với 
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV sử dụng sơ đồ chốt KT
1. Bài văn: Bệch lề mề
2. Nhận xét:
-> Đó là một hiện tượng trong đời sống.
+ Biểu hiện: coi thường giờ giấc
+ Nguyên nhân: Thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác; vô trách nhiệm với việc chung
+ Tác hại: gây thiệt hại cho tập thể; tạo tập quán không tốt.
+ Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề. Vì: cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi con người phải biết tôn trọng lẫn nhau và hợp tác...đó là tác phong của người có văn hoá.
=> Cách trình bày mạnh lạc, ngắn gọn, có những dẫn chứng cụ thể, xác thực.
* Phép lập luận: Phân tích, giải thích, tổng hợp.
* Cách lập luận: Rõ ràng. chặt chẽ, thuyết phục.
3. Kết luận: Ghi nhớ (Sgk. Tr.21)
NL VỀ SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG...
Biểu hiện 
Nguyên nhân 
Kết quả/Hậu quả
Giải pháp
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc bài tập.
-G cho H thảo luận nhóm, trình bày .
G tổng hợp, ghi bảng 1 số vấn đề 
- Theo em: có phải vấn đề nào cũng nên viết bài nghị luận không? vì sao?
- Trong các sự việc trên: sự việc nào nên viết bài nghị luận?
Bài tập 1: 
- Giúp bạn học tốt
- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
- Bảo vệ của công, môi trường.
- Giúp đỡ gia đình chính sách.
Cuộc sống quanh ta có vô vàn sự việc hiện tượng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Nhưng không phải sự việc,hiện tượng nào cũng đem ra nghị luận. Vấn đề nghị luận là những sự viêc, hiện tượng quan trọng, có tính phổ biến và mang đến một ý nghĩa. Trong khi nghị luận cần bày tỏ thái độ: khen - chê, đồng tình- phản đối...
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
G cho H đọc bài tập 2.
G cho H độc lập suy nghĩ và trao đổi, bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể.
G tổng kết ý kiến, ghi bảng.
Bài tập 2: 
Hút thuốc là là một hiện tượng đáng để viết bài nghị luận. Vì:
+ Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cá nhân, tập thể và giống nòi.
+ Nó liên quan đến bảo vệ môi tường.
+ Nó gây tốn kém về kinh tế cho cá nhân
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.Từ hiểu biết của em về các vấn đề xã hội, tự ra 5 đề văn nghị luận về sự việc, hiện tượng
2. Quan sát hình ảnh và lập đề văn nghị luận tương ứng với hình ảnh?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
1.HOẠT ĐỘNG NHÓM:-Tìm hiểu các vấn đề có thể viết bài nghị luận xã hội ở địa phương
2.Trao đổi với người thân đề tìm hiểu về các vấn đề: Bạo lực gia đình, Hạnh phúc gia đình, bệnh thành tích trong giáo dục, an toàn giao thông, ...
3.Trao đổi với bạn để tìm hiểu: Văn hóa đọc của HS, bạo lực học đường, ...
 VD:Văn hóa đọc là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức tăng cường khả năng tư duy cũng như hướng con người đến gần hơn với “chân-thiện-mĩ”. Vì vậy, có thể nói, quốc gia nào đẩy mạnh được văn hóa đọc, trình độ dân trí sẽ cao và tỉ lệ tội phạm sẽ thấp hơn rất nhiều. Nhật Bản, quốc gia hiếm hoi trên thế giới có số lượng sách xuất bản hằng năm tăng, là một ví dụ điển hình. Thế nhưng, giới trẻ Việt Nam ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách, để lại những hệ quả tiêu cực cho mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của toàn dân tộc. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự xuất hiện của mạng xã hội, game online hay vô số các chương trình truyền hình. Vậy, giải pháp nào để phát triển văn hóa đọc ở nước ta? Thiết nghĩ, ta nên tổ chức thêm nhiều ngày hội sách, phát động phong trào đọc sách trong trường học cũng như các cơ quan, tổ chức, tận dụng công nghệ để đa dạng hóa các loại hình phục vụ, tạo thêm hứng thú cho người đọc. Tóm lại, tất cả chúng ta cần hiểu và trân trọng hơn văn hóa đọc, biến đọc sách trở thành một sở thích hàng ngày. Bởi đúng như Cựu Tổng thống Hoa Kì Barack Obama từng nói: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.”
TIẾT 94
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh nắm được cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
Nắm được đối tượng, yêu cầu khi làm bài nghị luận về SVHT.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành các bước làm bài, quan sát các sự việc hiện tượng của đời sống.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự tạo lập văn bản. Tích hợp môi trường : Liên hệ với các vấn đề môi trường ở địa phương.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Xem trước nội dung bài sgk.
- Hình ảnh liên quan
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thực hành có hướng dẫn: cách tạo lập các văn bản nghị luận về SVHT.
- Thảo luận trao đổi để xác định đặc điểm cách tạo lập bài văn nghị luận về một SVHT.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Quan sát và đạt đề văn nghị luận xã hội cho mỗi hình ảnh trên?
GV khái quát dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc các đề bài trong sgk.
- Quan sát đề
- Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
- Gọi HS trình bày miệng.- Nhận xét?
- Nêu một đề nghị luận.
- Gọi 3 HS đặt đề lên bảng( dựa vào các vấn đề đã nêu ở tiết trước). HS đặt ra giấy nháp.
- Nhận xét đề bài của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1.Ví dụ: Sgk Tr.22
2.Nhận xét: 
+ Cấu tạo của đề:
Dạng 1: Đề đầy đủ: Nêu sự việc , hiện tượng - Lệnh làm bài( nêu trực tiếp hoặc gián tiếp).
Dạng 2: Đề mở: Nêu sự việc , hiện tượng
- Thường sử dụng từ ngữ biểu thị mệnh lệnh: nêu suy nghĩ, nêu ý kiến, nêu những nhận xét suy nghĩ...
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc ví dụ.
- Đề thuộc loại gì? Đề nêu hiện tượng, sự việc gì? đề yêu cầu làm gì?
- Khi em trả lời các câu hỏi đó là em đã thực hiện thao tác gì? Nhắc lại câu hỏi?.
- Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì? Vì sao thành Đoàn Tp HCM phát động phong trào học tập Nghĩa? Nếu mọi học sinh làm được như Nghĩa thì có tác dụng gì.
- Khi trả lời các câu hỏi của cô, các em đã thực hiện thao tác gì? 
? Vậy muốn tìm ý, các em nên đặt câu hỏi như thế nào.
G cho H đọc và thực hiện các thao tác trong sgk. Tr. 24
G cho H viết, GV theo dõi, giúp đỡ H.
G cho lớp nhận xét, G nhận xét chung.
 -Vậy, em hãy tổng kết lại các bước làm bài văn nghị luận về...?
- HS chia sẻ ý kiến với 
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
-GV tổng hợp - kết luận
1. Ví dụ: Sgk Tr.23
2. Nhận xét:
- Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng...
- Đề nêu hiện tượng về người tốt việc tốt.
- Đề y/c : Nêu suy nghĩ
->Thao tác tìm hiểu đề.
- ...nếu có ý thức sống có ích thì bắt đầu cuộc sống của mình bằng những công việc bình thường, nhưng có hiệu quả.
- ...Vì: 
+ Nghĩa là người con hiếu thảo.
+ Nghĩa là học sinh biết kết hợp học và hành.
+ Nghĩa là người sáng tạo.
- đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp...
-> Thao tác tìm ý.
- Lập dàn ý:
- Viết bài:
.3. Kết luận.
a. Các bước làm bài. Gồm có 5 bước.
b. Dàn ý: 
* Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng đời sống.
* Thân bài: Phân tích, đánh giá.
* Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề
- Đọc lại bài và sửa chữa.
Ghi nhớ: sgk Tr.24
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
1.Quan sát các hình ảnh và đặt đề văn về các hiện tượng trên?
2.Lập dàn ý cho đền văn ở bài tập 1.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1.Tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông.
2.Dàn ý:
-MB: Giới thiệu vấn đề
-TB:
+ Thực trạng.... +Nguyên nhân: 
+ Hậu quả:... +Giải pháp...
-KB: Liên hệ bản thân
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Chon một số hiện tượng bức thiết trong xã hội có thể làm bài nghị luận xã hội?
Quan sát, sưu tầm những hình ảnh gợi ý tưởng cho bài HLXH:
VD: - Bảo vệ rừng
 - Hiện tượng nói tực, chửi thề
 - Ô nhiễm môi trường
 - Quan hệ cha mẹ và con cái ( Bao bọc, chia sẻ hay ...)
------------------------------------------
TIẾT 95
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức. - Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, một vấn đề trong cuộc sống.
2. Kỹ năng. - Kĩ năng trong tập làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, một vấn đề trong cuộc sống.
3. Thái độ. - Có ý thức ôn tập nâng cao kiến thức, vận dụng vào thực tế tập làm văn nghị luận.
4. Năng lực.
	- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tạo lập văn bản
	- Năng lực tự học. - Năng lực sáng tạo
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Đọc trước bài, chuẩn bị bài mới, nghiªn cøu SGK.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thực hành có hướng dẫn: cách tạo lập các văn bản nghị luận về Tư tưởng đạo lí.
- Thảo luận trao đổi để xác định đặc điểm cách tạo lập bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Nối thông tin ở hai cột để có nội dung nghị luận hợp lý:
NL VỀ SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG
5.Tình mẫu tử
4.Lòng dũng cảm
1.Bảo vệ môi trường
2.Uống nước nhớ nguồn
3.Đuối nước mùa hè ở trẻ em
Vậy các nội dung nghi luận được nối với cột B là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Gv cho HS đọc bài văn.
-Văn bản trên bàn luận về vấn đề gì ? Có phải là một sự việc hiện tợng đời sống không ?
Xác định các luận điểm của văn bản ?
-Văn bản sử dụng phép lập luận chủ yếu nào ?
-Em có nhận xét gì về cách lập luận ?
-Xác định bố cục và nội dung từng phần của văn bản ?
-Vậy em hiểu thế nào là nghị luận 

File đính kèm:

  • docchu_de_tich_hop_mon_ngu_van_9_hoc_ky_i.doc