Đề kiểm tra cuối học kỳ II - Môn: Ngữ Văn lớp 7

MÈO LẠI HOÀN MÈO

 Ngày xưa có một người nuôi một con mèo. Nghĩ con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không có loài nào hơn nữa, mới đặt tên cho nó là “Trời”.

Một hôm, có một ông khách đến chơi, thấy sự lạ mới hỏi rằng:

 - Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”?

 Chủ nhà đáp:

 - Con mèo của tôi quý hóa có một không hai. Gọi nó là con mèo thì không được. Phải gọi là con “Trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được “Trời”.

Ông khách hỏi:

- Thế mây chẳng che được trời là gì?

Chủ nhà bảo:

- Thế thì tôi gọi nó là con Mây!

Khách lại hỏi:

- Thế nhưng gió lại đuổi được mây!

 Chủ nhà lại bảo:

- Thế thì gọi nó là con Gió!

- Thế nhưng thành lại cản được gió?

- Thì tôi gọi nó là con Thành.

- Thế nhưng chuột lại khoét được thành!

- Thế thì tôi gọi nó là con Chuột.

- Thế nhưng mèo lại bắt được chuột!

Chủ nhà nghĩ ngợi rồi bảo:

- Thì tôi lại cứ gọi nó là con Mèo như hôm trước vậy.

Ông khách vỗ tay cười:

- Thế có phải là “Mèo lại hoàn mèo” như câu tục ngữ ta vẫn thường nói không?

 

docx 4 trang Đặng Luyến 05/07/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II - Môn: Ngữ Văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II - Môn: Ngữ Văn lớp 7

Đề kiểm tra cuối học kỳ II - Môn: Ngữ Văn lớp 7
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
(Đề gồm có 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
MÈO LẠI HOÀN MÈO
	Ngày xưa có một người nuôi một con mèo. Nghĩ con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không có loài nào hơn nữa, mới đặt tên cho nó là “Trời”. 
Một hôm, có một ông khách đến chơi, thấy sự lạ mới hỏi rằng: 
	- Sao ông lại dám gọi nó là con ...gọi nó là con Chuột.
- Thế nhưng mèo lại bắt được chuột!
Chủ nhà nghĩ ngợi rồi bảo:
- Thì tôi lại cứ gọi nó là con Mèo như hôm trước vậy.
Ông khách vỗ tay cười:
- Thế có phải là “Mèo lại hoàn mèo” như câu tục ngữ ta vẫn thường nói không?
Câu 1. Văn bản Mèo lại hoàn mèo thuộc thể loại gì?
 	A. Truyện cổ tích. B. Truyện ngụ ngôn. 
 	C. Thần thoại. D. Truyền thuyết.
Câu 2. Văn bản Mèo lại hoàn mèo có những nhân vật nào?
A. Chủ nhà, ông khách, Gió, Mây.
B. Trời, Mây, Thành, Gió.
C. Chủ n... tài giỏi.
D. Vì cho rằng con mèo giống trời.
Câu 5. Vì sao ông khách lại thắc mắc khi thấy chủ nhà gọi con mèo là con “Trời”?
A. Vì thấy tên gọi đó không đẹp.
B. Vì thấy tên gọi đó không đúng với lẽ tự nhiên.
C. Vì thấy chủ nhà quá khiêm tốn.
D. Vì thấy chủ nhà quá huênh hoang.
Câu 6. Theo em, tại sao ông khách lại liên tiếp phủ định những tên được đặt cho con mèo?
A. Vì muốn chủ nhà nhận ra sự vô lí trong việc đặt tên.
B. Vì thấy mấy tên đó không đẹp.
C. Vì muốn trêu đùa chủ nhà.
D....TẠO
BẮC GIANG

HDC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7 
Năm học 2022 -2023
Hướng dẫn chấm gồm 02 trang

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
6.0

1
B
0.5
2
C
0.5
3
D
0.5
4
C
0.5
5
B
0.5
6
A
0.5

7
- HS nhận xét được đặc điểm nhân vật chủ nhà trong truyện là người thiếu hiểu biết, có tầm nhìn hạn hẹp
- Không làm hoặc làm sai.
1.0
0

8
- HS lí giải được nguyên nhân vì sao cuối cùng chủ nhà lại nghe theo lời của người bạn để gọi tên con mèo: Vì chủ nhà đã nhận ra sự vô lí của mình khi gọi...ớn của rừng đối với đời sống con người.
0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, đặc biệt thao tác phân tích, chứng minh. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần bày tỏ được quan điểm của bản thân về ý kiến và có lí giải hợp lý, liên hệ thực tiễn phù hợp. Có thể theo hướng sau: 
- Nêu được vấn đề cần bàn và bày tỏ quan điểm của bản thân (theo hướng khẳng định ý kiến đó là đúng đắn).
- Làm rõ quan điểm của bản thân bằng lí lẽ và dẫn chứng ph...áp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5

Lưu ý khi chấm bài: 
 Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
 Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài v

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7.docx