Đề kiểm tra cuối học kỳ môn Ngữ văn Lớp 7

Học sinh thực hiện yêu cầu:

Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?

Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong đoạn thơ:

 Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy.

Câu 3 (1.0 điểm) Trình bày cảm nhận về hình ảnh thơ “giọt mồ hôi sa”?

Câu 4 (1.0 điểm) Bài thơ gợi cho em suy nghĩ/ tình cảm gì đối với những người làm ra hạt gạo?

 

doc 4 trang phuongnguyen 25/07/2022 27420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ môn Ngữ văn Lớp 7

Đề kiểm tra cuối học kỳ môn Ngữ văn Lớp 7
Nhóm Vải Thiều Thanh Hà
CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ
(Thời gian làm bài: 90 phút)
*Mục đích của đề KT:
Trong chương trình NV 2018, ở lớp 7 có một số yêu cầu cần đạt như sau:
Đọc
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài của văn bản
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
Viết
- Viết được bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc 
- Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Tiếng Việt
Kiến thức về số từ, phó từ, từ Hán Việt, đặc điểm và tác dụng biện pháp tu từ nói quá.
Vì thế, đề kiểm tra có mục đích đánh giá kĩ năng đọc văn bản văn học (văn bản thơ), viết văn bản biểu cảm, một số kiến thức Tiếng Việt của Hs lớp 7. 
*Hình thức kiểm tra: Tự luận.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng hợp
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
Ngữ liệu: văn bản Hạt gạo làng ta
- Thu thập thông tin trong văn bản
- Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá
Cảm nhận cái hay của hình ảnh thơ 
Liên hệ thực tiễn 
Tổng số
Số câu
1
1
2
1
5
Số điểm
0.5
1.0
2.0
1.5
5.0
Tỉ lệ
5%
10%
20%
15%
50%
II. Làm văn
Viết bài văn biểu cảm
Tổng số
Số câu
1
1
Số điểm
5.0
5.0
Tỉ lệ
50%
50%
Tổng cộng
Số điểm
1
1
2
2
6
Tỉ lệ
0.5
1.0
2.0
6.5
10.0
5%
10%
20%
65%
100%
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK 
I. Đọc (5 điểm)
Đọc văn bản sau:
 Hạt gạo làng ta
 (Trần Đăng Khoa)
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...
 (Trần Đăng Khoa - trích “Góc sân và khoảng trời”)
Học sinh thực hiện yêu cầu: 
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong đoạn thơ:
 	Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Câu 3 (1.0 điểm) Trình bày cảm nhận về hình ảnh thơ “giọt mồ hôi sa”?
Câu 4 (1.0 điểm) Bài thơ gợi cho em suy nghĩ/ tình cảm gì đối với những người làm ra hạt gạo? 
Câu 5 (1.5 điểm) Từ bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, em hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
II. Viết (5.0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về cây lúa Việt Nam.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với tự sự và biểu cảm.
Điểm 0,5: trả lời đủ 3 phương thức biểu đạt
Điểm 0,25: trả lời đúng 2 phương thức biểu đạt
Điểm 0: trả lời 1 phương thức biểu đạt hoặc không trả lời được.
Câu 2:
*Chỉ ra phép nói quá: Nước như ai nấu
Điểm 0,5: chỉ ra đúng hình ảnh nói quá.
Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời được.
*Hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá: Gợi ra không gian, tiết trời mùa hè vô cùng oi nóng, nước ở đồng như được đun sôi. Qua đó, nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thời tiết và nỗi vất vả của người lao động khi lội chân xuống ruộng cấy lúa.
Điểm 0,5 : nêu được tác dụng của phép tu từ nói quá
Điểm 0,25: nêu chung chung, chưa trúng vấn đề.
Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời được.
Câu 3:
Cảm nhận về hình ảnh thơ “giọt mồ hôi sa”: hình ảnh giọt mồ hôi sa xuống đồng, xuống ruộng. Nó gợi sự vất vả, khó khăn, gian khổ của người dân lao động để có được hạt lúa trĩu bông, hạt gạo thơm nồng.
Điểm 1,0 : Cảm nhận được hình ảnh thơ.
Điểm 0,5: Cảm nhận chung chung, chưa trúng vấn đề.
Điểm 0: Không trả lời được.
Câu 4:
Suy nghĩ/ tình cảm đối với những người làm ra hạt gạo: trân trọng, tự hào, biết ơn
Điểm 1,0 : Cảm nhận được 3 tình cảm trên.
Điểm 0,5: Cảm nhận được 2 tình cảm trên.
Điểm 0,25: Cảm nhận được 1 tình cảm trên.
Điểm 0: Không trả lời được.
Câu 5 
Học sinh rút ra được 1 thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân, 
Điểm 1,5 : Thông điệp sâu sắc, ý nghĩa, diễn giải hợp lý, thuyết phục.
Điểm 1,0 – 1,25: Nêu được thông điệp, diễn giải hợp lý, thuyết phục.
Điểm 0,25 – 0,75: Có thông điệp nhưng diễn giải chưa rõ ràng.
Điểm 0: Không trả lời được.
II. Viết
Tiêu chí đánh giá
Mức độ
Mức 3 
(1.0 điểm)
Mức 2 
(0.5 điểm)
Mức 1 
(0.25 điểm)
Mức 0 
(0 điểm)
I. Cấu trúc bài văn 
Viết đầy đủ 3 phần chặt chẽ, logic. Thân bài tổ chức thành nhiều đoạn văn.
Viết đầy đủ 3 phần. Thân bài tổ chức thành nhiều đoạn văn.
Viết đầy đủ 3 phần. Thân bài tổ chức thành 1 đoạn văn.
Bài viết chưa có bố cục 3 phần.
II. Lập luận
Các chi tiết hình ảnh, các câu văn trong đoạn liên kết chặt chẽ, logic
Các chi tiết hình ảnh, các câu văn trong đoạn thể hiện được mối liên kết nhưng có chỗ chưa chặt chẽ, logic
Chưa thể hiện được mối liên kết, có chỗ chưa chặt chẽ xuyên suốt
Chưa thể hiện được mối liên kết rõ ràng .
III. Diễn đạt
Vốn từ phong phú, biểu cảm, kiểu câu đa dạng, phép liên kết đa dạng linh hoạt, liên kết chặt chẽ các đoạn các câu với nhau. Không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Vốn từ tương đối phong phú, kiểu câu đa dạng, có phép liên kết, liên kết chặt chẽ các đoạn các câu với nhau. Còn mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp nhưng không nghiêm trọng.
Còn mắc lỗi về vốn từ, kiểu câu, phép liên kết.
Còn mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp nhưng không nghiêm trọng.
Mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.
IV. Trình bày
Bố cục đoạn văn rõ ràng, không gạch xóa.
Chữ viết rõ ràng, có ít chỗ gạch xóa.
Chưa thể hiện được bố cục, chữ viết khó đọc, một vài chỗ gạch xóa.
Chưa thể hiện được bố cục, chữ viết khó đọc, nhiều chỗ gạch xóa.
V. Sáng tạo
Bài văn biểu cảm có ý tưởng, độc đáo, mới mẻ, có chiều sâu, thông điệp.
Bài văn biểu cảm thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo.
Bài văn biểu cảm không có ý tưởng hoặc không diễn đạt sáng tạo
Bài văn biểu cảm không có ý tưởng và không diễn đạt sáng tạo

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_7.doc