Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Google.com)
Câu 1 (0,5 điểm): Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI TRƯỜNG THCS LỘC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN (LỚP 8) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề này có 2 phần, 6 câu, 1 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Google.com) Câu 1 (0,5 điểm): Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Câu 3 (1,0 điểm): Xét theo mục đích nói, câu sau đây thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào? “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” Câu 4 (1,0 điểm): Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình. Câu 2 (5,0 điểm): Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. -----------------Hết--------------- PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI TRƯỜNG THCS LỘC NINH ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN (LỚP 8) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý. - Điểm toàn bài tính đến 0,25. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I 3.0 1 - Bài thơ “Nhớ rừng” - Tác giả: Thế Lữ 0,25 0,25 2 Chép nguyên văn 4 câu thơ trong bài “Nhớ rừng” - Sai 2 lỗi chính tả: - 0,25đ - Sai 1 từ : - 0,25đ - Nếu chép 4 câu thơ không liên tiếp nhau, tối đa chỉ được 0,25đ 0,5 3 - Kiểu câu: cảm thán - Chức năng: Bộc lộ cảm xúc 0,5 0,5 4 Vì đã thể hiện: + Tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng. Nỗi chán ghét thực tại. Niềm khát khao tự do của người dân mất nước lúc bấy giờ. 1,0 II LÀM VĂN 1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình. 2.0 a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn: Nội dung chặt chẽ, trình bày được cảm nhận của mình về tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 0,25 b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, đảm bảo một số ý sau: - HS thể hiện lòng yêu nước (bằng nhiều cách khác nhau): + Phải luôn có ý thức về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, sẵn lòng hi sinh cho Tổ quốc khi đất nước cần. + Cảnh giác và đề phòng với các thế lực thù địch có ý đồ chống phá Đảng và nhà nước ta, giữ lập trường tư tưởng chính trị đúng đắn. + Chăm ngoan học hành, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. + Ghi nhớ công lao của các thế hệ cha anh đi trước, luôn bồi dưỡng và củng cố tấm lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình. + Tham gia vào các công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường... 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật. 0,25 2 Viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối. 0,5 b. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 c. HS viết được bài văn thuyết minh theo các ý cơ bản sau: * Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận * Thân bài: - Trang phục là gì? + Trang phục là tất cả những thứ mà người ta khoác lên cơ thể. Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, dép, tất, khăn quàng - Thực trạng hiện nay: + Một số học sinh đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình. - Nguyên nhân: hiểu sai vấn đề: ăn mặc như thế là văn minh, sành điệu, có văn hoá. - Tác hại: + Gây tốn nhiều tiền của. + Mất thời gian, lơ là, chểnh mảng trong việc học tập. + Tâm sinh lí chán nản, buồn bực nếu không có điều kiện chạy theo mốt trang phục. + Người chạy theo mốt dễ coi thường người khác, chê người ta là lạc hậu, quê mùa và vô tình trở nên hợm hĩnh. - Định hướng suy nghĩ và hành động đúng đắn: + Người học sinh cần phải hiểu rằng trang phục phải phù hợp với thời đại, xã hội và truyền thống văn hoá dân tộc. + Hiểu được trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. + Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. * Kết bài: - Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng này. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 d.Sáng tạo: HS có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ; có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng; bài viết sâu sắc. 0,5 Hết NGƯỜI DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Thanh Nga Lê Thị Mai Trang Nguyễn Thị Thanh Nga
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021_co_da.docx