Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 8 VNEN - Năm học 2021-2022

I. ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm)

Câu 1.(0,5 điểm).Đoạn văn sau trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

 “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương ”

 (Trích sách Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục)

 Câu 2.(0,5 điểm).

 Tìm thán từ có trong đoạn trích ?

Câu 3.(1,0 điểm).

 Xác định những từ cùng trường từ vựng có trong đoạn trích trên. Cho biết các từ trên là thuộc trường từ vựng nào?

Câu 4.(1,0 điểm).

 Qua đoạn trích em rút ra bài học gì khi đánh giá người khác?

 

doc 4 trang phuongnguyen 24120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 8 VNEN - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 8 VNEN - Năm học 2021-2022

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 8 VNEN - Năm học 2021-2022
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN8 VNEN
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Đọc – hiểu
- Ngữ liệu: VB nghệ thuật
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 
+ 01 đoạn trích hoặc 01 VB hoàn chỉnh.
+ Độ dài không quá 200 từ.
- Nhận biết taác giả, tác phẩm của đoạn trích 
- Nhận biết được thán từ trong đoạn trích
- Xác định được trường từ vựng
và ý nghĩa của nó.
Rút ra bài học từ đoạn trích
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1.0
10%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
4
3.0
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết 1 đoạn văn nghị luận
Viết 1 bài văn tự sự (kết hợp miêu tả và biểu cảm)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2.0
20%
1
5.0
50%
2
7.0
70%
Tổng cộng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1.0
10%
1
1.0
10%
2
3.0
30%
1
5.0
50%
6
10.0
100%
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
 NĂM HỌC 2021 – 2022
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN 8 VNEN
 (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút
Họ, tên thí sinh: .
Số báo danh: ..........................
ĐỀ
I. ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm)
Câu 1.(0,5 điểm).Đoạn văn sau trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
 “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”
 (Trích sách Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục)
 Câu 2.(0,5 điểm). 
 Tìm thán từ có trong đoạn trích ?
Câu 3.(1,0 điểm).
 Xác định những từ cùng trường từ vựng có trong đoạn trích trên. Cho biết các từ trên là thuộc trường từ vựng nào? 
Câu 4.(1,0 điểm).
 Qua đoạn trích em rút ra bài học gì khi đánh giá người khác?
II.TẠO LẬP VĂN BẢN:(7,0 điểm).
Câu 5.(2,0 điểm).
 Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong văn bản Chiếc lá cuối cùng của O-Hen-ri.
Câu 6 .(5.0 điểm)
 Kể lại một việc em đã làm khiến cha mẹ vui (hoặc buồn )lòng.
 ( Chú ý bài văn tự sự phải có sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm)
-------------------HẾT---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN: NGỮ VĂN 8 VNEN NĂM HỌC 2021 – 2022.
 (Gồm 02 trang)
I.ĐỌC HIỂU:(3,0 điểm)
 Câu 1.(0,5 điểm).
 Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Lão Hạc. Tác giả Nam Cao.
Mỗi ý đúng 0,25 điểm. 
Câu 2.(0,5 điểm). 
 Thán từ:Chao ôi. 
 Câu 3.(1,0 điểm).
 Xác định những từ cùng trường từ vựng có trong đoạn văn trên:gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi
 Thuộc trường từ vựng :tính cách
Câu 4.(1,0 điểm).
 Bài học gì khi đánh giá người khác:phải đặt mình vào hoàn cảnh cuả họ để cảm thông , chia sẻ và để thấy được những phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người
II.TẠO LẬP VĂN BẢN:(7,0 điểm).
Câu 5.(2,0 điểm).
 Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu.
Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
- Xác định đúng vấn đề:
- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn.
-HS tự do lựa chọn nhân vật có thể trình bày theo cảm nhận riêng của mình song phải phù hợp với đặc điểm của nhân vật.
Câu 6 .(5.0 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày đầy đủ phần mở bài. 
- Lời văn mạch lạc, ít mắc lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:
Mở bài:(1,0 điểm).
Dẫn dắt , giới thiệu chung về sự việc, ấn tượng , cảm xúc về sự việc..
Thân bài:(3,0 điểm).
-Hoàn cảnh (tình huống) diễn ra sự việc
-Chuyện xấy ra khi nào, ở đâu, với ai?
-Câu chuyện diễn ra như thế nào?
-Thái độ của em với sự việc đó.Tại sao em cho rằng việc đó khiến cha mẹ vui(buồn)
-Tâm trạng và cách cư xử của em sau khi làm việc tốt(xấu)đó.
-Kết quả của sự việc?
-Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em
-Suy nghĩ của bản thân về việc đã làm
Kết bài:(1,0 điểm)
-Em rút ra bài học gì và muốn nhắn gửi điều gì với mọi người?
-Mong ước, hứa hẹn...
 LƯU Ý: trên đây là những gợi ý cơ bản , khi chấm GV cần linh động cho điểm khuyến khích sự sáng tạo của HS.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8_vnen_nam_hoc_2021_20.doc