Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021

A. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừ nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ là phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.”

 (Trích Ngữ văn 9, tập II)

Câu 1 (1,0 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 2 (1,0 điểm)

Trình bày nội dung đoạn văn.

 

docx 6 trang phuongnguyen 22360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2020 – 2021
Mức độ
Lĩnh vực 
nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Tổng số
I. ĐỌC HIỂU Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản (SGK Ngữ văn 9 tập 2)
- Phương thức biểu đạt.
- Các thành phần biệt lập.
- Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
 Hiểu nội dung của đoạn văn.
 Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích.
- Số câu
- Số điểm 
- Tỉ lệ
3
3.0
30 %
1
1.0
10%
1
1.0
10 %
5
5.0
50%
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Số câu 
- Số điểm
- Tỉ lệ
1
5.0
50%
1
5.0
50%
Tổng số câu
 Số điểm
Tỉ lệ
3
3.0
30%
1
1.0
10%
1
1.0
10%
1
5.0
50%
6
10.0
100%
PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY
TRƯỜNG PTDTBT THCS
LÝ TỰ TRỌNG
Họ và tên:
Lớp:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT
(không kể thời gian giao đề)
 Điểm
Lời phê:
A. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừ nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ là phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.”
	 	 (Trích Ngữ văn 9, tập II)
Câu 1 (1,0 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (1,0 điểm)
Trình bày nội dung đoạn văn.
Câu 3 (1,0 điểm)
Chỉ ra thành phần biệt lập và gọi tên thành phần đó trong câu văn “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” 
Câu 4 (1,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn sau: “Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.”
Câu 5 (1,0 điểm)
Theo em, mỗi người cần chuẩn bị những hành trang gì trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay?
B. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
..Hết.
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm này; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ 
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
1
2
Nội dung đoạn văn: Sự chuẩn bị của bản thân con người trong hành trang vào thế kỉ mới là quan trọng nhất.
1
3
- Thành phần biệt lập: “có lẽ”.
- Thành phần tình thái.
0.5
0.5
4
Các câu trong đoạn liên kết với nhau bằng:
- Phép lặp: thế kỉ, thiên niên kỉ.
- Phép thế: Trong thời khắc như vậy thế cho câu trước.
0.5
0.5
5
Mức 1: Học sinh có thể trả lời đảm bảo các ý sau: 
- Thế hệ trẻ hôm nay cần nhận thấy rõ những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân, lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
- Không ngừng cố gắng học tập tích lũy tri thức, tiếp cận với nền khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước trên thế giới. 
- Rèn luyện tu dưỡng đạo đức trở thành người có tài và có đức.
- Liên hệ thực tế bản thân.
0.75
0.25
1
Mức 2: Học sinh trả lời có ý nhưng sơ sài, chưa rút ra bài học cho bản thân.
0.5
Mức 3: Không trả lời hoặc trả lời theo hướng tiêu cực.
0
B. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Tiêu chí đánh giá
Điểm
Yêu cầu chung
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, luận điểm rõ ràng; dẫn chứng xác thực; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được đối tượng cần nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng nghị luận; phần kết bài thể hiện được suy nghĩ, tình cảm và nhận thức của cá nhân.
0.5
b. Xác định đúng đối tượng cần nghị luận
Xác định đúng đối tượng nghị luận: Vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống qua câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
0.25
c. Lựa chọn đúng nội dung cần nghị luận
Lựa chọn đúng nội dung để nghị luận theo một trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; trong quá trình nghị luận nêu được suy nghĩ, nhận định, đánh giá về đối tượng nghị luận; thể hiện được suy nghĩ đúng đắn, nhận thức sâu sắc.
 Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:
c1. Mở bài
Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận: Câu tục ngữ và ý nghĩa của câu tục ngữ “Có chí thì nên”. 
c2. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
 + “Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. 
 + “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
 + Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. 
- Mối liên hệ giữa từ “chí” và từ “nên”, nêu một số dẫn chứng: 
 + Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú.
 + Ê-đi-xơn - ông vua của các phát minh đã từng đội sổ suốt những năm đi học nhưng nhờ sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại.
- Cách rèn luyện tính kiên trì, liên hệ bản thân.
c3. Kết bài
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.
0.5 
2.75
0.5 
d. Sáng tạo 
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. 
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
	Trà Giác, ngày tháng 3 năm 2021
Người duyệt đề	Người ra đề
	 Trần Thị Kiều Oanh

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2020_2021.docx