Đề kiểm tra giữa kì môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)

PHẦN I: Đọc – hiểu (4.0 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

.Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

(Trích “Tre Việt Nam”, Nguyễn Duy)

Câu 1 (1.0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?

Câu 2 (2.0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

“Bão bùng thân bọc lấy thân.

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”.

 

docx 3 trang phuongnguyen 22780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 2 (Có đáp án)
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ
NĂM HỌC: 2020 - 2021
 MÔN: NGỮ VĂN 8
 Thời gian: 90 phút
PHẦN I: Đọc – hiểu (4.0 điểm)
	Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
...Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người...
(Trích “Tre Việt Nam”, Nguyễn Duy)
Câu 1 (1.0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?
Câu 2 (2.0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau: 
“Bão bùng thân bọc lấy thân. 
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”.
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích.
Phần II. Làm văn (6.0 điểm)
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương em.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
* YÊU CẦU CHUNG:
1. Có kiến thức cơ bản về Đọc hiểu và Làm văn, kỹ năng làm văn tốt: Bố cục rõ rang kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
3. Giáo viên chấm cần linh hoạt để phát hiện năng lực sang tạo của học sinh.
* YÊU CẦU CỤ THỂ:
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Đọc hiểu
4.0
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
1.0
Câu 2
- Biện pháp tu từ: 
- Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ.
- Tác dụng: Thể hiện sự đoàn kết, gắn bó yêu thương.
1.0
 1.0
Câu 3
Nội dung cơ bản của đoạn trích: Từ việc khắc họa hình ảnh và phẩm chất của cây tre, đoạn trích đã ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn gian khổ bằng sức sống bền bỉ, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau.
1.0
II. Làm văn
6.0
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương em.
a.
Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
0.5
b.
Xác định đúng đối tượng thuyết minh: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương em.
0.5
c
Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Học trình có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 
- Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh đó.
- Giới thiệu về vị trí địa lí, địa chỉ, diện tích
- Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
+ Cấu trúc khi nhìn từ xa...
+ Khung cảnh xung quanh
- Giới thiệu về lịch sử hình thành:
+ Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
+ Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
- Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó đối với địa phương, đất nước...
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh đó và nêu cảm nghĩ của bản thân
4.0
d.
Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về đối tượng cần thuyết minh.
0.5
e.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5
Phần
Nội dung
Biểu điểm
Đọc – hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh
1,0
Câu 2: Thuộc kiểu câu trần thuật
1,0
Câu 3: Nội dung cơ bản của đoạn trích: Nêu lên vai trò, tác dụng của chiếc áo dài đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay
1,0
Làm văn
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.
1,0
b. Xác định được đối tượng thuyết minh và sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
1,0
Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó.
0,5
- Giới thiệu khái quát:
+ Vị trí địa lí, địa chỉ, diện tích
+ Khung cảnh xung quanh
1,0
- Giới thiệu về lịch sử hình thành:
+ Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
+ Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
0,5
- Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
+ Cấu trúc khi nhìn từ xa...
+ Chi tiết...
1,0
- Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó đối với:
+ Địa phương...
+ Đất nước...
0,5
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh và nêu cảm nghĩ của bản thân.
0,5
 * Đúng văn bản thuyết minh, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
0,5
* Bài viết mạch lạc, sáng tạo, đưa ra được ý tưởng mới mẻ.
0,5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021_de_2_co.docx