Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
I, PHẦN ĐỌC HIỂU (3đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1: ( 0,5 điểm)
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?
Câu 2: ( 0,5 điểm)
Người ăn xin được miêu tả qua những chi tiết nào ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 90 phút ********** I, PHẦN ĐỌC HIỂU (3đ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc- ghê- nhép) Câu 1: ( 0,5 điểm) Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Câu 2: ( 0,5 điểm) Người ăn xin được miêu tả qua những chi tiết nào ? Câu 3: (1,0 điểm) Tìm trong văn bản : 2 từ láy và 2 từ ghép ? Câu 4 (1,0 điểm). Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc? II, PHẦN TẬP LÀM VĂN (7đ) Câu 1: (2đ) a.Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn nhận được bài học gì? Bài học đó, Dế Mèn nhận được từ ai? b, Từ bài học của nhân vật Dế Mèn, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 2: (5đ) Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với bạn bè hoặc thầy cô giáo. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 I, PHẦN ĐỌC HIỂU (3đ) Câu 1: ( 0,5 điểm) Truyện được kể theo ngôi thứ nhất Câu 2: ( 0,5 điểm) Người ăn xin được miêu tả qua những chi tiết : Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Câu 3: (1,0 điểm) : Mỗi từ chính xác cho 0,25đ Hai từ láy : HS có thể chọn hai trong số các từ láy sau : giàn giụa, tả tơi, run run, run rẩy, chăm chăm. Hai từ ghép : HS có thể chọn hai trong số nhiều từ ghép trong văn bản. Ví dụ : đỏ hoe, nước mắt, áo quần Câu 4 (1,0 điểm). Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc? Câu chuyện là bức thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người. Đó không đơn thuần là sự sẻ chia về vật chất mà đáng quý hơn đó còn là sự đồng cảm, lòng yêu thương giữa người với người. Lưu ý: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau II, PHẦN TẬP LÀM VĂN (7đ) Câu 1: (2đ) a.Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn nhận được bài học là: “Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ; có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân” (0,75đ) Bài học đó, Dế Mèn nhận được từ Dế Choắt (0,25đ) b, Từ bài học của nhân vật Dế Mèn, em rút ra bài học gì cho bản thân ? HS trả lời được các ý sau: - Không nên hung hăng, kiêu ngạo, - Phải biết suy nghĩ trước khi làm - Đã gây ra lỗi lầm thì phải biết nhận lỗi - Phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quang, nhất là những người yếu thế (HS trả lời được 2/4 ý: 0,75đ; trả lời 3/4 ý : 1đ) Câu 2: (5đ) Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với bạn bè hoặc thầy cô giáo. Mở bài: Giới thiệu chung về kỉ niệm (Kỉ niệm gì? Kỉ niệm với ai?) Thân bài: Kể diễn biến sự việc Kỉ niệm ấy xảy ra khi nào? Ở đâu? Nguyên nhân Diễn biến Kết quả/ hậu quả Cảm xúc, tâm trạng của em khi đó Thái độ của những người xung quanh Kết bài: Suy nghĩ của em về kỉ niệm Mong muốn của em dành cho người đó Lưu ý: Bài làm kể về một kỉ niệm. Nếu HS kể lan man nhiều kỉ niệm thì cho tối đa: 2đ Kỉ niệm đó có thể là kỉ niệm buồn hoặc vui nhưng cần có ý nghĩa ( Kỉ niệm một lần mắc lỗi với bạn hoặc thầy cô giáo; kỉ niệm một lần hiểu lầm bạn; kỉ niệm một lần sinh nhật được bạn tặng quà; kỉ niệm với người bạn thân vì điều kiện gia đình mà phải chia tay nhau,) Trân trọng những sáng tạo riêng của học sinh.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2021_2022.docx