Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 "Bỗng nhận ra hương ổi

 Phả vào trong gió se

 Sương chùng chình qua ngõ

 Hình như thu đã về”

 (Ngữ Văn 9, tập 2)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác?

Câu 2 (1,0 điểm): Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong khổ thơ? Nêu tác dụng?

Câu 3 (1,0 điểm): Một trong những nét độc đáo của bài

doc 5 trang phuongnguyen 23/07/2022 25330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CHÍ LINH
ĐỀ THI THỬ
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2020 – 2021
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 1 trang)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 "Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
 (Ngữ Văn 9, tập 2)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác?
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong khổ thơ? Nêu tác dụng?
Câu 3 (1,0 điểm): Một trong những nét độc đáo của bài thơ là tác giả chỉ dùng một dấu chấm duy nhất kết thúc bài thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì?
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống. 
Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
 [] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu [] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung  Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.
 ( Trích Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
 ----------------------------------HẾT-----------------------------------------
--------
HƯỚNG DẪN CHẤM 
THI THỬ TUYỂN SINH 10 THPT 
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo nắm chắc phương pháp và nội dung làm bài của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, khuyến khích các bài viết sáng tạo, có cảm xúc.
- Học sinh làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm.
- Lưu ý: Điểm bài thi cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. 
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. 
ĐỌC HIỂU
1
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Sang thu”
- Tác giả: Hữu Thỉnh
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào cuối năm 1977 .
0,5đ
0,25đ
0,25 đ
2
- Thành phần biệt lập tình thái: Hình như
- Tác dụng: Diễn tả cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét của nhà thơ khi nhận ra "thu đã về". Qua đó ta thấy cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước sự biến chuyển của đất trời lúc cuối hạ đầu thu.
0,5đ
0,5đ
3
- Thể hiện sự tiếp nối liền mạch trong chuyển biến của cảnh vật mùa thu từ mơ hồ đến rõ nét, từ phạm vi hẹp đến rộng.
- Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của con người từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên tới say đắm để rồi lắng đọng và kết thúc ở khổ thơ cuối - khổ thơ thể hiện những suy tư của tác giả về mùa thu, về cuộc đời.
0,5 đ
0,5 đ
II. 
TẬP LÀM VĂN
1
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Cách diễn đạt độc đáo, có kiến giải riêng, hợp lí, sâu sắc. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25 đ
b. Xác định đúng khía cạnh vấn đề nghị luận: sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: HS có thể trình bày ý kiến cá nhân nhưng cần phù hợp với những chuẩn mực đạo đức. Bài viết của Hs cần đảm bảo một số ý sau:
* Phân tích ý nghĩa sức mạnh của niềm tin:
- Niềm tin là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết. Niềm tin tiếp thêm cho con người sức mạnh để con người có ước mơ, mục đích cao đẹp; mở ra những hành động tích cực vượt lên những khó khăn, thử thách; giúp con người gặt hái những thành công.
- Niềm tin không chỉ giúp con người thành công mà còn giúp con người yêu cuộc sống hơn, hi vọng vào những điều tốt đẹp. Những người sống có niềm tin luôn được mọi người cảm phục, trân trọng và yêu quý hết lòng; một xã hội người với người tin tưởng lẫn nhau sẽ phát triển văn minh, tốt đẹp...
+ Dẫn chứng: Hs lấy dẫn chứng thuyết phục...
- Đánh mất niềm tin thì con người sẽ không có ý chí nghị lực để vươn lên, không khẳng định được mình, mất tự chủ, mất tất cả, thậm chí mất cả sự sống.
* Liên hệ bản thân
- Là học sinh, chúng ta phải xây dựng niềm tin trong học tập, cuộc sống. Tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản thân, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
- Phải dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống.
- Phải tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân...
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
1. Yêu cầu chung
 Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm có thể triển khai theo hướng sau:
I) Mở bài:
- Giới thiệu dẫn dắt vào đoạn trích
- Nêu vấn đề nghị luận của đoạn trích 
0,5 đ
II) Thân bài
1. Khái quát chung
- Vị trí của đoạn trích: Đoạn trích là lời tâm sự của anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ về công việc của anh, qua đó ta thấy được ở anh nhiều phẩm chất đáng quý.
0,5 đ
2. Hs nêu cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn truyện
2.1. Khái quát về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật:
- Anh thanh niên 27 tuổi, sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. 
- Anh làm công tác khí tượng, kiêm vật lý địa cầu: đo nắng, đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. 
- Công việc ấy đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. 
- Tuy nhiên, cái gian khổ của công việc vẫn chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống. Đó là sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ một mình với núi cao, không có lấy một bóng người. Vậy điều gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy để làm tốt công việc của mình? 
1,0 đ
2.2. Cảm nhận về phẩm chất của anh thanh niên trong đoạn truyện: 
 - Anh là người thân thiện, cởi mở: anh vui vẻ, hồ hởi khi chia sẻ về công việc của mình. Anh kể rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng...
- Là người có hành động đẹp trong công việc: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra  nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét “tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1 giờ sáng” nhưng anh vẫn thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời. 
+ Anh luôn cần mẫn, chăm chỉ, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình dù ở bất kì hoàn cảnh nào.
=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tường sống cao đẹp và tinh thần vượt khó , sẵn sàng chấp nhận thử thách . Chính anh đã trả lời cho câu hỏi “ Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”
2,0 đ
3. Đánh giá nghệ thuật:
-"Lặng lẽ Sa Pa" đã đạt được nhiều thành công trong phương diện nghệ thuật. Cốt truyện đơn giản không có những thanh âm kịch tính, hối hả, những chi tiết chân thực và ngôn ngữ chọn lọc, trong trẻo, Nguyễn Thành Long đã kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ 
- Sử dụng đối thoại, để nhân vật tự kể về công việc của mình một cách tỉ mỉ, chân thực, khiến người đọc dễ hình dung.
- Các biện pháp nhân hóa, so sánh được dùng rất sinh động và sáng tạo... Vì vậy khiến cho nhân vật chính - anh thanh niên trong truyện được hiện ra với tất cả những phẩm chất đáng yêu, đáng quý. Anh chính là hình ảnh tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước. 
0,5 đ
III) Kết bài
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân...
0,5 đ
*Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý. Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt để cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo...

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_9_nam_hoc.doc