Giáo án Chuyên đề tiết dạy sáng tạo - Tiết 36: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

Tiết 36 :

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh thấy được:

1.Kiến thức:

- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.

- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.

- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tạo và bố cục chặt chẽ, hợp lí đó tạo nên tính thuyết phục của văn bản.

2. Năng lực:

- Giúp học sinh có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

 

doc 7 trang phuongnguyen 24580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề tiết dạy sáng tạo - Tiết 36: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề tiết dạy sáng tạo - Tiết 36: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

Giáo án Chuyên đề tiết dạy sáng tạo - Tiết 36: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
CHUYÊN ĐỀ TIẾT DẠY SÁNG TẠO
Ngày soạn: 25/11/2021
Tiết 36 : 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh thấy được:
1.Kiến thức:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tạo và bố cục chặt chẽ, hợp lí đó tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2. Năng lực:
- Giúp học sinh có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. 
3. Phẩm chất:
- Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo 
- Năng lực tìm kiếm, tổ chức, xử lí thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: video và hình ảnh về việc sử dụng bao bì ni lông, kịch bản sân khấu hóa tác phẩm.
- Phân công nhóm học tập, nhóm trưởng và các thành viên, giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm tập diễn xuất theo nội dung kịch bản; thiết kế trang phục tái chế,...
2. Chuẩn bị của học sinh: Thực hiện nhiệm vụ - hoạt động nhóm hoàn thành dự án sản phẩm theo yêu cầu (Thảo luận nội dung bài học theo bố cục, tập kịch, thiết kế trang phục).
- Hoạt động nhóm ở nhà: 
+ Thiết kế trang phục tái chế.
- Tập kịch theo kịch bản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC	
 1. Ổn định tổ chức: ( 1 phút) 
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Theo dõi đoạn video (chiếu video) và trả lời câu hỏi:
? Đoạn video trên đề cập đến vấn đề gì?
? Vấn đề đó ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS nhận xét, bổ sung. HS trình bày suy nghĩ của mình.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Như các em đã thấy đoạn video đề cập đến một vấn đề bức thiết trong đời sống hiện nay, đó là vấn đề sử dụng bao bì ni lông của con người. Việc sử dụng bao bì ni lông đã trở thành một thói quen của nhiều người bởi tính tiện dụng của nó. Nhưng ít người biết được rằng, bao bì ni lông đã và đang là mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường sống và sức khỏe của chúng ta. Các nhà khoa học đã gọi vấn đề ô nhiễm môi trường bởi bao bì ni lông bằng cái tên “ô nhiễm trắng”. Điều đó cũng cho thấy được sự nguy hiểm của nó. Đây là vấn đề rất cấp thiết, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn nữa. Vậy tác hại của bao bì ni lông cụ thể ra sao, có biện pháp nào khắc phục được tình trạng sử dụng bao bì ni lông của con người, chúng ta sẽ tìm hiểu trong văn bản ngày hôm nay. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Nội dung 1: Đọc- tìm hiểu chung
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Em hãy cho biết văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” thuộc kiểu văn bản nào?
? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
? Văn bản chia làm mấy phần và cho biết nội dung từng phần.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày câu trả lời.
+ HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
+ GV kết luận về kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và bố cục của văn bản.
+ HS theo dõi và chuyển nội dung vào vở, nắm KT.
2. Nội dung 2: Đọc- hiểu văn bản
* Hoạt động 1: Triển lãm phòng tranh
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trong thời gian 6 phút.
+ Hoàn thành tranh theo yêu cầu.
+ GV quan sát, hỗ trợ HS khi thực hiện nhiệm vụ.
(Gợi ý: Sp thể hiện được các nội dung sau: 
- Hoàn cảnh ra đời bức thông điệp ?
- Việc sử dụng bao bì ni lông có những tác hại gì ?
- Giải pháp hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông ?
- Lời kêu gọi hành động ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm việc theo nhóm hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu.
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện một nhóm lên thuyết trình nội dung sản phẩm.
+ Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện hoạt động nhóm và sản phẩm của học sinh.
+ GV nhấn mạnh, chốt lại nội dung kiến thức HS cần nắm thông qua hoạt động triển lãm phòng tranh.
+ HS lắng nghe, theo dõi chuyển nội dung vào vở và nắm bài học.
3. Nội dung 3: Tổng kết.
GV yêu cầu học sinh nắm nội dung phần ghi nhớ SGK.
HS chuyển vào vở và ghi nhớ KT.
GV chốt và chuyển nội dung.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự 
B. Nghị luận 
C. Thuyết minh 
D. Biểu cảm
Câu 2: Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 22-04 - 2000.
B. Ngày 22-04-1970.
C. Ngày 24-02-1970.
D. Ngày 24-02-2000.
Câu 3: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” là chủ đề về Ngày Trái Đất của nước nào?
A. Toàn thế giới
B. Nước Việt Nam
C. Các nước đang phát triển
D. Khu vực châu Á
Câu 4: Nguyên nhân cơ bản nhất khiến việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại với môi trường tự nhiên?
A. Tính không phân hủy của pla-xtic
B. Trong ni lông màu có nhiều chất độc hại.
C. Khi đốt bao bì ni lông, trong khói có nhiều khí độc.
D. Chưa có phương pháp xử lí rác thải ni lông.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét câu trả lời của HS, đưa ra đáp án chính xác.
+ GV đánh giá về hoạt động.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
* Hoạt động 1: Sân khấu hóa tác phẩm kết hợp trình diễn thời trang tái chế
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV cho HS sân khấu hóa kết hợp trình diễn thời trang.
+ GV yêu cầu HS theo dõi, lắng nghe.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS trong đội kịch sân khấu khóa tác phẩm kết hợp trình chiếu hình ảnh về thực trạng ô nhiễm môi trường do bao bì ni lông và những tác hại do bao bì ni lông gây ra.
+ HS trình diễn trang phục tái chế theo nhạc.
+ Các HS còn lại theo dõi, lắng nghe.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi một số HS nêu cảm nhận về vở kịch và phần trình diễn thời trang.
+ HS nêu cảm nhận.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá về hoạt động.
+ GV nhấn mạnh, củng cố kiến thức.
+ GV liên hệ thực tế, giáo dục HS về đạo đức, lối sống và ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
+ HS lắng nghe, theo dõi.
* Dặn dò:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu HS về nhà vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.
+ GV yêu cầu HS đóng vai là một tuyên truyền viên, suy nghĩ thông điệp muốn nhắn gửi với mọi người và thể hiện bằng khẩu hiệu cụ thể.
+ Chuẩn bị bài mới. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS về nhà vẽ sơ đồ tư duy.
+ Suy nghĩ về thông điệp, khẩu hiệu cụ thể.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm, báo cáo vào tiết học tiếp theo.
+ Các HS khác nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét về kết quả thực hiện của HS.
+ GV đánh giá, cho điểm với những sản phẩm sơ đồ tư duy tốt, chất lượng.
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
1. Kiểu văn bản: Nhật dụng
2. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu...-> một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
 Hoàn cảnh ra đời của bức thông điệp.
- Phần 2: Như chúng ta đã biết...-> Môi trường.
 Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và một số giải pháp hạn chế sử dụng nó.
- Phần 3: Còn lại
 Lời kêu gọi.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hoàn cảnh ra đời bức thông điệp
- Ngày 22/4 hàng năm là “Ngày Trái Đất” 
 nhằm bảo vệ môi trường.
- Có 141 nước tham dự.
- Năm 2000: Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
2. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng nó
a. Tác hại:
* Đối với môi trường:
- Không phân huỷ, cản trở sự sinh trưởng của thực vật, gây xói mòn.
- Làm tắc đường nước thải, gây ngập lụt.
- Làm chết sinh vật khi nuốt phải.
* Đối với sức khỏe con người:
- Làm ô nhiễm thực phẩm đựng trong túi, gây hại cho não, ung thư phổi.
- Khi đốt: sinh ra khí độc gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu...
 Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.
b. Giải pháp:
- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Thay túi ni lông bằng vật liệu khác
- Tuyên truyền về tác hại của bao bì ni lông đến mọi người.
3. Lời kêu gọi 
- Hãy: 
+ Quan tâm đến trái đất
+ Bảo vệ trái đất
+ Cùng nhau hành động vì “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
Khẳng định mạnh mẽ, yêu cầu cấp thiết.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK/ tr107

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuyen_de_tiet_day_sang_tao_tiet_36_thong_tin_ve_nga.doc