Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 - Năm 2020-2021

Tiết 114- Tiếng Việt:

 DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU(LUYỆN TẬP)

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

- Cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

- Tác dụng của việc dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.

- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm C- V để mở rộng câu.

2- Kĩ năng :

- Mở rộng câu bằng cụm C-V.

- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm c-v để mở rộng câu.

3- Thái độ :

Có ý thức dùng cụm C- V để mở rộng câu trong khi viết văn.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- PC: Yêu tiếng nói của dân tộc.

 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và biết cách mở rộng câu.

 

doc 15 trang phuongnguyen 20980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 29 - Năm 2020-2021
Soạn: 6/ 4/ 2021- Dạy: / 4 / 2021
Tiết 114- Tiếng Việt: 	
 DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU(LUYỆN TẬP)
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Tác dụng của việc dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm C- V để mở rộng câu.
2- Kĩ năng :
- Mở rộng câu bằng cụm C-V.
- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm c-v để mở rộng câu.
3- Thái độ :
Có ý thức dùng cụm C- V để mở rộng câu trong khi viết văn.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: Yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và biết cách mở rộng câu.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: Cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu ? Nêu các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu ? Cho ví dụ.
* Khởi động vào bài mới:
 Giờ trước các em đã tìm hiểu về các trường hợp dùng cụm C -V để mở rộng câu. Hôm nay, chúng ta đi luyện tập làm 1 số BT về các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu.
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: HS vận dụng lí thuyết vào làm bài tập cụ thể.
- Phương pháp và KT: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi và biết cách mở rộng câu.
- Thời gian: 35’
- Gv Chia lớp làm 3 nhóm:
 + Nhóm 1 làm bài 1
 + Nhóm 2 làm bài 2.
 + Nhóm 3: làm bài 3
- Thời gian thảo luận 5- 7 phút.
- Đại diện Hs làm bài, nhận xét. GV nhận xét, chốt kiến thức.
1- Bài tập 1 : Tìm cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu (SGK) và cho biết trong mỗi câu, cụm C - V làm thành phần gì ?
a- Khí hậu nước ta/ ấm áp //cho phép ta/ quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa .
 c v c BN v
 CN VN 
=> Cụm c-v làm CN; Cụm c-v làm bổ ngữ cho ĐT " cho phép"
b- Có kẻ //nói từ khi các thi sĩ// ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ/ trông mới
 CN VN c v c v
 đẹp; ĐN
=> Hai cụm chủ - vị làm định ngữ cho DT " khi".
- từ khi có người / lấy tiếng chim / kêu, tiếng suối / chảy làm đề tài ngâm vịnh
 -> làm định ngữ cho danh từ khi
 - tiếng chim //kêu
 C V
 - tiếng suối //chảy
 C V
 -> làm bổ ngữ cho động từ lấy
c - Những tục lệ tốt đẹp ấy//mất dần
 C V
 - những thức quý của đất mình/./ bắt chước người ngoài
 C V
 -> làm bổ ngữ cho động từ thấy
2- Bài tập 2 :
 Gộp các câu cùng cặp thành 1 câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng.
 a- Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
 b- Cái đẹp là cái có ích đã được nhà văn Hoài Thanh khẳng định.
 c- TV rất giàu thanh điệu khiến cho lời nói của người VN ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
 d- Cách mạng tháng Tám thành công khiến cho TV có một bước phát triển mới, một số phận mới.
3- Bài tập 3 :
 Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) thành 1 câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
 a- Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy.
 b- Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.
 c- Sự ra đời của hàng loạt các vở kịch Tay người đàn bà, Giác ngộ, Bên kia sông Đuống đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
 Hoặc : Hàng loạt các vở kịch như ... ra đời đã sưởi ấm ... mọi miền đất nước.
4- Bài tập 4 (SBT) :
 a- Những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch -> Làm định ngữ cho DT Tiếng
 b- Những ... kẽ gạch -> Làm bổ ngữ cho ĐT nghe thấy.
* Củng cố :
? Trình bày các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ?
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học của bài “Mở rộng câu”để giải quyết tình huống cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. 
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân.
Viết đoạn văn đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng câu mở rộng, gạch chân câu mở rộng và cho biết cụm chủ vị mở rộng thành phần câu hay cụm từ?
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc một số văn bản tự sự, phân tích một số đoạn văn về cấu trúc ngữ pháp để tìm câu mở rộng.
- Chuẩn bị bài : Liệt kê.
.............................................................................................................................................
Soạn : 6/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 115- Tập làm văn. 
 LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
2- Kĩ năng :
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề .
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
3- Thái độ :
	Có ý thức trong việc tạo lập văn bản giải thích một vấn đề.
 => Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL: Hợp tác, thuyết trình, giao tiếp ngôn ngữ.
- PC: Chăm chỉ tìm tòi, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về lập luận giải thích.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân và rèn luyện tác phong thuyết trình trước tập thể.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, dàn bài luyện nói,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tự học bài cũ để đáp ứng yêu cầu.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
	 ? Nêu cách làm một bài văn lập luận giải thích ?
* Khởi động vào bài mới:
Việc luyện nói, đặc biệt là nói năng tốt trước tập thể là vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ cho các em trong thời gian học tập ở nhà trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện nói.
- Mục tiêu: Củng cố về Lập luận giải thích; phương pháp giải thích; các bước làm bài Lập luận giải thích. 
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, PC: 
+ Hình thành NL tự học
+ Phẩm chất: chăm chỉ tự học, tự củng cố kiến thức.
- Thời gian: 5 phút
? Giải thích trong văn NL là gì ?
? Người ta thường giải thích bằng cách nào ?
? Trình bày các bước làm bài văn GT?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tái hiện kiến thức trọng tâm : 
- GT trong văn NL là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
- Người ta thường GT bằng cách : nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,... của hiện tượng, vấn đề cần được giải thích.
- Bốn bước :
 + Tìm hiểu đề, tìm ý
 + Lập dàn ý
 + Viết bài 
 + Đọc và sửa bài
Hoạt động 3 : Luyện nói
- Mục tiêu: Lập dàn ý cho đề bài cụ thể, dựa vào dàn ý đó lựa chọn phương pháp giải thích phù hợp ở nhà .
- Phương pháp và KT: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân.
- NL hướng tới: 
 + NL: Hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
 + PC: Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
- Thời gian: 30’
- GV hướng dẫn hs chuẩn bị ở nhà( theo phụ lục cuối bài).
- GV nêu yêu cầu của tiết luyện nói về :
 + Nội dung nói : phù hợp yêu cầu của đề, giải thích thấu đáo, có sức thuyết phục.
 + Kĩ năng nói : Truyền cảm, dễ nghe, lưu loát, rõ ràng.
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia thành 4 nhóm .
 + Nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận dàn bài đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 + GV quan sát, giúp đỡ HS.
 + Nhận xét, đánh giá, kết luận chung.
HS nghe
- HS trình bày miệng trước nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét, bổ sung 
II- Thực hành luyện nói :
Đề bài : Tại sao nhà văn Phạm Duy Tốn đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình ?
Chuẩn bị ở nhà :
2- Luyện nói 
a- Luyện nói theo nhóm :
b) Luyện nói trước lớp
a- Mở bài :
 - Giới thiệu vấn đề cần giải thích : Tại sao nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình là Sống chết mặc bay ?
 Ví dụ : Đọc xong TP Sống chết mặc bay của nhà văn PDT, chúng ta rất thấm thía với nhan đề TP. Vậy vì sao nhà văn lại đặt tên cho TP của mình như vậy ? Chúng ta cùng thử tìm hiểu xem.
 b- Thân bài :
 * Giải thích thành ngữ Sống chết mặc bay :
 - Đó là thái độ, ích kỉ, thờ ơ, vô trách nhiệm, bỏ mặc không để ý, không quan tâm đến ai, chỉ lo cho riêng mình.
 * Giải thích tại sao PDT lại đặt tên cho truyện ngắn của mình bằng thành ngữ trên ?
 - Trong lúc nhân dân đang tắm mưa gội gió để hộ đê thì quan hộ đê lại ở trong đình cách đấy bốn, năm trăm thước, cao mà vững chãi - một nơi rất an toàn, chắc chắn.
 - Đi hộ đê mà xung quanh quan bao nhiêu là kẻ hầu người hạ, kẻ dạ người vâng; quan có bao nhiêu là đồ dùng quý hiếm, sang trọng như một cuộc dạo chơi, khoe của.
 - Trăm họ lấm láp như đàn sâu lũ kiến ngoài đê thì quan rất nhàn nhã, đường bệ, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh.
 - Quan chơi tổ tôm, chờ ù ván bài to trong khi dân đang hộ đê. Quan ngổi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc.
 - Tiếng kêu vang trời dậy đất khiến mọi người đều sợ hãi, chỉ có quan vẫn điềm nhiên, lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.
 - Có tin báo đê vỡ thì quan đỏ mặt tía tai quát mắng đòi bỏ tù dân rồi lại chúi đầu vào ván bài.
 - Ù được ván bài to, quan sung sướng hả hê vô cùng trong khi đê vỡ dân trôi, tình cảnh thảm sầu kể đâu cho xiết.
 -> Rõ ràng, tên quan vì món lợi lớn trước mắt đã mất hết nhân tính, coi thường tính mạng của người dân. Mọi cử chỉ, hành động, lời nói của hắn đều bộc lộ bản chất bất nhân, sống chết mặc bay.
 -> Chính vì thế, nhà văn đã đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho TP của mình là hoàn toàn phù hợp với nội dung TP. Qua đó, ông muốn tố cáo, lên án bọn quan lại bất nhân, vô trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân.
 c- Kết bài :
 - Nêu bật ý nghĩa của nhan đề đối với nội dung TP.
* Củng cố:
? Nêu lại những điều cần lưu ý khi làm bài văn giải thích và cách trình bày một bài văn giải thích trước lớp.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo một số bài văn giải thích, phân tích cách làm bài. 
- Ôn tập kiểu bài lập luận chứng minh và giải thích.
- Nắm chắc cách làm mỗi kiểu bài.
- Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về VB hành chính
..............................................................................................................................................
Soạn : 6/4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 114- Văn bản: 
 CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 (Hà Ánh Minh) 
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Khái niệm về thể loại bút kí.
- Giá trị văn hoá,nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con ngưòi xứ Huế. 
2- Kĩ năng :
- Kĩ năng về đọc hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu văn bản thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
3- Thái độ :
Yêu mến con người và mảnh đất cố đô với những di sản văn hoá nổi tiếng.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Yêu di sản văn hóa của dân tộc, nhân ái với mọi vật và con người, trách nhiệm lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, vở soạn, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
	? Phân tích những trò lố của Va-ren để làm nổi bật tính cách của hắn ?
 ? Phân tích hình tượng người anh hùng PBC ? 
* Khởi động vào bài mới:
- Chiếu những hình ảnh về những di sản văn hóa: Cốm làng Vòng, Hồ Gươm- Hà Nội, Chợ nổi Cà Mau, cố đô Huế.
? Những hình ảnh trên gợi trong em những ấn tượng gì?
- Gv dẫn 
 Qua những áng văn chương, chúng ta đã được thường thức biết bao vẻ đẹp của nhiều vùng đất nước. Ở miền Bắc, tiêu biểu là Hồ Gươm Hà Nội, có cốm Vòng thơm dẻo, có mùa xuân dịu dàng,... Ở miền Nam, tiêu biểu có Sài Gòn - TP HCM - cảnh ngọc ngà, người nhân hậu... Còn ở miền Trung, vùng đất ở giữa thân hình Tổ quốc VN - cố đô Huế thì sao ? Huế không chỉ nổi tiếng là di sản văn hoá thế giới, thủ phủ của một triều đại phong kiến cuối cùng của VN với sông Hương, núi Ngự thân yêu, với những lăng tẩm của các vua Nguyễn độc đáo, kì lạ. Huế còn được coi là vùng đất mộng và thơ. Một trong những chất mộng và thơ ấy của Huế là những bài ca dao, dân ca, là những cuộc biểu diễn và thưởng thức ca nhạc Huế trên sông Hương vào những đêm trăng thanh, gió mát. Đó là một nét đẹp văn hoá của xứ Huế. Chúng ta sẽ tìm hiểu nét đẹp ấy qua VB Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà Ánh Minh.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm( xuất xứ, kiểu văn bản, bố cục...)
- Phương pháp và KT : Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Hình thành NL tự học.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 15 phút.
? Tác giả VB này là ai ?
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng nhẹ nhàng, mượt mà, sâu lắng.
- GV đọc 1 đoạn - gọi HS đọc.
- Tìm hiểu chú thích sgk.
? Tác phẩm được viết khi nào ?
? Theo em, VB thuộc kiểu VB gì đã học ?
? Em đã học những VB nhật dụng nào ?
( - Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử;
- Động Phong Nha;
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;
- Cổng trường mở ra;
- Mẹ tôi;
- Cuộc chia tay của những con búp bê).
? VB Ca Huế trên sông Hương đề cập tới vấn đề gì ?
? Dựa vào nội dung VB, em thấy VB đề cập đến những nội dung chính nào?
- Mục tiêu: Hiểu được Huế là cái nôi của dân ca; cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế.
- Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:
 + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + PC: Yêu di sản văn hóa của dân tộc, trách nhiệm lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân.
- Thời gian: 28’
- HS đọc lại đoạn đầu:
? Tác giả mở đầu bài viết bằng lời nhận xét nào ? 
? Các điệu hò đó được gọi chung là gì ?
? Em hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế ?
? Em có nhớ hết được tên của những làn điệu dân ca Huế không? Điều đó có ý nghĩa gì?
? Tác giả đã nhận xét về đặc điểm chung của ca Huế là gì ?
? Mỗi làn dân ca Huế lại có những đặc điểm riêng nào ?
? Em nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn này ? Tác dụng của biện pháp đó ?
? Cảm nhận của tác giả về dân ca xứ Huế ở câu nào ?
- GV dg: Tâm hồn ấy như thế nào? Phải chăng đó là tình yêu quê hương, đất nước, là tình người nhân hậu thuỷ chung, là những khát vọng về cuộc sống luôn được ấm no, hạnh ... hoà trong tâm hồn VN ở mọi miền đất nước.
? Bên cái nôi ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta không
( Dự kiến: Dân ca quan họ Bắc Ninh; hát xoan Phú Thọ; dân ca Bắc Bộ; hát dặm Nghệ - Tĩnh; ca bài chòi miền Nam Trung Bộ; dân ca các dân tộc thiểu số,...)
? Những vùng dân ca ấy chứng tỏ điều gì ?
- GV đọc đoạn tiếp theo:
? Ca Huế được biểu diễn ở đâu?
? Những chi tiết nào miêu tả khung cảnh biểu diễn ca Huế ?
? Em có nhận xét gì về khung cảnh đó ?
? Cách biểu diễn ca Huế có gì đặc sắc trên các phương diện:
 - Dàn nhạc ?
 - Các ca công ? Em nhận xét gì về những người đó ?
? Nghệ thuật biểu diễn ca Huế được miêu tả như thế nào? Em nhận xét gì về cách biểu diễn của các ca công ?
? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn này ? Tác dụng ?
Thưởng thức ca nhạc trong một khung cảnh tuyệt vời như thế đúng là một sinh hoạt văn hoá dân gian, khác hẳn nghe ca nhạc trong rạp hát, hoặc băng, đĩa vi-deo tại gia đình ... Sinh hoạt văn hoá dân gian thường mang tính nguyên hợp, nghĩa là nó hoà đồng, tổng hợp, mà ở đó, không gian, người diễn xướng và người thưởng thức đồng hiện, gắn bó với nhau tạo nên bức tranh cuộc sống sinh động, lôi cuốn.
? TL : qua phần vừa tìm hiểu, em thấy ca Huế có những nét nào đặc sắc ?
( Dự kiến: - Đặc sắc về làn điệu dân ca
- Đặc sắc về cách biểu diễn
- Đặc sắc về cách thưởng thức
- GV đọc đoạn văn tr. 101
? Ca Huế được hình thành từ đâu ?
? Em hiểu gì về ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình ?
? Thể điệu ca Huế như thế nào ? Tại sao lại như vậy ?
( GV: chính vì nguồn gốc của ca Huế từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Trong đó đặc sắc nhất là ca nhạc cung đình tao nhã).
? Em hiểu tao nhã là gì ?
( HS: Thanh cao và lịch sự).
? Vì sao nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã ?
Đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc,... Chính vì thế nghe ca Huế quả là một thú vui tao nhã. 
- HS đọc đoạn cuối VB: " Không gian như lắng đọng...sâu thẳm".
? Đoạn cuối này có ý nghĩa gì ?
? Hai bức tranh SGK minh hoạ cảnh gì ?
( HS: Minh hoạ thêm cho hai nét đẹp của văn hoá Huế : đó là cố đô - di sản văn hoá thế giới và ca Huế trên sông Hương).
? Nhận xét về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong VB ?
? Qua VB, em hiểu được điều gì về Huế?
? Viết VB này, tình cảm của tác giả như thế nào ?
(- Yêu quý Huế
- Tự hào về vẻ đẹp của đất nước, dân tộc ta).
? Ông đã truyền tình cảm đó tới người đọc. Em có mong ước điều gì không ?
( HS: Được đến Huế và được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương).
TL cá nhân
HS đọc
Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung :
 1- Tác giả :
Tác giả Hà Ánh Minh - báo Người Hà Nội.
 2- Tác phẩm
 a- Đọc và tìm hiểu chú thích :
 b- Tìm hiểu chung về văn bản. 
* Xuất xứ: Khi tác giả được trực tiếp thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương và tìm hiểu các làn điệu ca Huế.
* Kiểu văn bản: tuỳ bút - thuộc loại VB nhật dụng.
- Nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc.
* Bố cục: 2 phần:
P1- từ đầu -> " lí Hoài Nam" : Giới thiệu Huế- cái nôi của dân ca.
P2- Còn lại: Đặc sắc của ca Huế trên sông Hương.
II- Phân tích :
 1- Huế- cái nôi của dân ca .
Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò : hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả; hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm 
-> Ca Huế (bao gồm dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung).
 - Các làn điệu dân ca Huế: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam,...
-> Không nhớ hết được, điều đó chứng tỏ ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu. Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng.
- Đặc điểm chung:
 + Mỗi câu hò Huế dù ngắn dù dài đều được gửi gắm một ý tình trọn vẹn.
 + Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú.
- Đặc điểm riêng:
+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh : buồn bã
+ Hò ru em, giã gạo, giã vôi, giã điệp : náo nức, nồng hậu tình người.
 + Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện : gần gũi với dân ca Nghệ - Tĩnh.
+ Nam ai, Nam Bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.
-> Tác giả dùng biện pháp liệt kê (học ở giờ sau), kết hợp với giải thích, bình luận để muốn nhấn mạnh giá trị nổi bật của ca Huế : phong phú về làn điệu; sâu sắc, thấm thía về nội dung, tình cảm.
- Cảm nhận của tác giả về ca Huế:
 Thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
-> Đất nước ta rất giàu những làn điệu dân ca, giàu bản sắc văn hoá mà Huế là tiêu biểu.
2- Cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế.
- Cách biểu diễn:
 + Ca Huế được biểu diễn trên sông Hương.
 + Không gian : Trên một chiếc thuyền rồng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên -> đẹp, sang trọng.
 + Thời gian : Đêm xuống, màn sương dày lên.
 + Phong cảnh : Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu
Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh.
-> Một khung cảnh tuyệt đẹp, nên thơ, lộng lẫy làm say đắm lòng người. Bên cạnh đó còn cho thấy Huế vô cùng đẹp và thơ mộng.
 + Cách biểu diễn:
 Dàn nhạc: Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh -> rất phong phú các loại nhạc cụ dân tộc.
 Các ca công: Còn rất trẻ, nam mặc áo dài the ... nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng -> Đó là những con người đẹp, quý không kém sang trọng so với khung cảnh.
 Nghệ thuật biểu diễn: Đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, vỗ, mổ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón dãi ... -> Rất điêu luyện, thuần thục, các làn điệu ca Huế du dương, trầm bổng, điêu luyện làm xao động tận đáy hồn người.
-> Tác giả dùng biện pháp liệt kê dẫn chứng để làm nổi bật lên sự thanh lịch, tinh tế, tính dân tộc cao trong biểu diễn ca Huế. Đồng thời cho thấy cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã, vừa sang trọng, giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch.
-> Ca Huế đã đạt tới vẻ đẹp hoàn hảo nhờ những nét đặc sắc trên.
 3- Nguồn gốc của ca Huế :
* Nguồn gốc hình thành:
Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.
 + Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò,... thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui.
 + Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
* Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có bâng khuâng, có sang trọng, trong sáng.
-> Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ.
* Vẻ huyền diệu của ca Huế trên sông Hương :
 + Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ cảm thấy tình người.
 + Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
 + Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
III- Tổng kết :
1- Nghệ thuật:
 Phương thức miêu tả hài hoà với kể chuyện; biểu ý hài hoà với biểu cảm; liệt kê với nhiều tính từ, động từ đặc tả tính chất, động tác.
2- Nội dung:
 Tái hiện bức tranh sinh động của đêm nghe ca Huế trên sông Hương- một sinh hoạt văn hoá độc đáo của xứ Huế, biết thêm nhiều điều về kho tàng dân ca, ca nhạc ở vùng đất cố đô ngoài những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức trọng tâm..
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi về di sản văn hóa của dân tộc.
- Thời gian: 5 phút.
	? Qua VB, em hiểu gì về tâm hồn con người xứ Huế ?
	? Đọc lại diễn cảm đoạn biểu diễn ca Huế trên sông Hương và phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh đó ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
 - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
	 Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu trình bày cảm nhận về một chi tiết trong bài mà em cho là hay nhất.
( hoặc: Cảm nghĩ về Huế)
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc: Bình giảng văn học về văn bản. ( Bình giảng Ngữ văn 7).
- Nắm được nội dung bài học
- Tự học: Quan Âm Thị Kính
..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_29_nam_2020_2021.doc