Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7, Tiết 25: Văn bản: Bánh trôi nước

Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

 Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

 Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

b. Kĩ năng:

 Nhận biết thể loại của văn bản.

 Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

c. Thái độ:

 Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.

2. Chuẩn bị:

a. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu, các Slide.

b. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa, .

 

doc 8 trang phuongnguyen 26/07/2022 22260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7, Tiết 25: Văn bản: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7, Tiết 25: Văn bản: Bánh trôi nước

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 7, Tiết 25: Văn bản: Bánh trôi nước
Ngày soạn: 17/10/2018
Ngày dạy: 22/10/2018
Tuần: 07	 Tiết theo PPCT: 25
Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC
1. Mục tiêu:	
a. Kiến thức: 
Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
b. Kĩ năng: 
Nhận biết thể loại của văn bản.
Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
c. Thái độ: 
Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu, các Slide...
Học sinh: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa,...
3.Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định lớp: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
 	 H. Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ “Phò giá về kinh ”? Em hãy cho biết nội dung của bài thơ?
c. Dạy nội dung bµi míi:
	Bấm máy: Chiếu hình ảnh bánh trôi nước
	H. Quan sát hình ảnh trên và cho biết đây là loại bánh gì? (Bánh trôi nước)
	H. Các em đã bao giờ được thưởng thức món ăn này hay chưa?
	-> Nhắc đến món Bánh trôi nước các em chắc không còn xa lạ? Đặc biệt vào tết Hàn thực (ăn đồ lạnh) hay “Ngày bánh trôi chay” vào mùng 3 tháng 3 (âm lịch) mỗi ngôi nhà chúng ta đều có món bánh này để tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
	Bấm máy: chiếu hình ảnh
Đó là bánh trôi nước trong đời sống. Vậy bánh trôi nước đưa vào thơ thì được thể hiện như thế nào? Cô trò ta cùng đi vào tìm hiểu bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
Bấm máy: chiếu tên bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-> Trước tiên các em sẽ đi vào tìm hiểu mục I
Gv. Gọi hs đọc chú thích sgk/95
Bấm máy: chiếu tác giả
H. Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ HXH ?
Bấm máy: Gv. Giảng thêm:
- Bà sống vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
- Bà được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm” 
- Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh .
 -> Chính vì vậy, bà thường gửi gắm nỗi niềm tâm sự vào thơ ca, thơ của bà thường chứa chan cảm xúc và có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Gv. HXH thường lấy những sự vật bình thường, nhỏ mọn để kể, tả nhằm kí thác tâm tình.
H. Theo các em bài “Bánh trôi nước” vịnh (miêu tả) người hay vật?
Gv. Bà có nhiều bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật như (vịnh cái quạt, quả mít, con ốc, đánh đu)
Bấm máy: chiếu và đọc bài thơ
 “Qủa mít”:
(Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày,
Quân tử có yêu thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.)
Bấm máy: chiếu 1 số tác phẩm của Hồ Xuân Hương.
Bấm máy: Để hướng dẫn đọc: Cần đọc nhẹ nhàng, rành mạch, dứt khoát, chú ý các tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son..
- Ngắt nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3
Gv. Đọc mẫu -> 2 hs đọc
Bấm máy: chiếu bài thơ
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
H. Em hiểu gì về thể thơ này?
Bấm máy: chốt các vần
H. Em đã học những bài thơ nào thuộc thể thơ này?
Gv. Hoặc bài: Thiên trường vãn vọng
H. Về ngôn ngữ (chữ viết) bài thơ “Bánh trôi nước” khác với bài “SNNN” ở điểm nào?
H. Theo em, bài thơ có mấy lớp nghĩa?
H. Cụ thể đó là những lớp nghĩa nào?
Bấm máy: chiếu lại 2 lớp nghĩa 
Gv. "B¸nh tr«i n­íc" lµ mét bµi th¬ cã tÝnh ®a nghÜa (nhiều nghĩa), bài thơ không chỉ nói về một nội dung, đối tượng mà qua nội dung, đối tượng đó muốn nói về nội dung, đối tượng khác. Ví dụ trong thơ ca dân gian có nhiều câu thể hiện tính đa nghĩa như:
- Có công mài... nên kim.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Bầu ơi... giàn.
H. Vậy bài thơ kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
-> Để hiểu về văn bản các em sẽ đi vào tìm hiểu mục II
H. Bài thơ có nhan đề là “Bánh trôi nước”. Em hiểu gì về chiếc bánh này ? 
Bấm máy: chiếu hình ảnh bánh 
Bấm máy: chiếu bánh trôi nước và chè trôi nước
Gv. Bánh trôi nước (ở miền Bắc): kích cỡ nhỏ, không ăn cùng với nước và có nhân đường phên (phèn)
- Chè trôi nước (miền Nam): kích cỡ to, ăn cùng với nước đường sên và gừng.
H. Víi nghÜa thứ nhất (nghĩa t¶ thùc), B¸nh tr«i n­íc ®· ®­îc miªu t¶ nh­ thÕ nµo?
+ Màu sắc ?
+ Hình dáng ?
+ Cách luộc ?
H. Tại sao HXH lại nói “Bảy nổi ba chìm với nước non”? 
Bấm máy: bánh sống, bánh chín
+ Cách làm?
H. Tại sao “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”? 
Bấm máy: cách nhào bột
+ Nhân bánh ?
Bấm máy: chiếu hình ảnh đường phên
(Bánh chín nhân đường phên đỏ tươi, không chảy nước, ngon ngọt)
H. Em có nhận xét gì về cách miêu tả chiếc bánh trôi của tác giả ?
H. Qua đó, ta thấy bánh trôi nước là loại bánh như thế nào?
Gv. Bằng cách dùng từ chọn lọc, chính xác nhưng giản dị, gần gũi với ngôn ngữ dân gian. HXH đã miêu tả thật đúng hình ảnh và cách làm bánh trôi ngoài đời.
 -> Qua cách miêu tả ta thấy HXH là người có óc quan sát thực tế rất tinh.
H. Vậy cảm xúc của tác giả trước món ăn truyền thống của dân tộc ?
H. Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả chiếc bánh trôi của nhà thơ?
H. Tại sao lại có sự lộn xộn như vậy?
H. Mượn hình ảnh bánh trôi nước, HXH muốn nói đến ai?
H. Dựa vào đâu em biết được điều đó?
Gv. Chính vì vừa tả bánh, vừa nói về người phụ nữ cho nên nhà thơ phải kết hợp hài hòa trình tự của 2 đối tượng nên ta thấy có vẻ lộn xộn như vậy.
H. Cụm từ này có quen thuộc không? 
H. Tìm những câu ca dao có mở đầu bằng cụm từ “thân em” ?
Bấm máy: chiếu các bài ca dao có cụm từ “thân em”
Gv. Những bài ca dao trên là tiếng kêu than thân, nói về số phận bấp bênh, chìm nổi, phụ thuộc của người phụ nữ xưa... 
-> Vậy người phụ nữ trong thơ HXH có như vậy không? Ta cùng đi tìm hiểu.
H. Ng­êi phô n÷ ®· giíi thiÖu vÒ hình thể của m×nh ntn?
H. Các từ “trắng”, “tròn” gợi tính chất nào ở sự vật?
H. “Trắng, tròn” thuộc từ loại nào?
H. Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ?
H. Vậy 1 sự vật ntn gợi tả qua lời thơ: “vừa trắng lại vừa tròn”? 
H. Víi vÎ ®ep Êy ng­êi phô n÷ cã quyÒn sèng ntn trong x· héi c«ng b»ng?
H. Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ khác nào thân phận “Bánh trôi nước”. Lời thơ nào diễn tả điều này?
H. NhËn xÐt vÒ nghÖ thuËt mµ tác giả sö dông ?
H. Thành ngữ này gợi cho em liên tưởng điều gì?
H. Trong câu thơ thứ 3 hình ảnh bánh trôi nước được tiếp tục gợi tả bằng những chi tiết ngôn từ nào? 
H. Rắn, nát nghĩa là gì?
H. Đây là từ ghép gì?
H. Ngôn ngữ nào của câu thơ bộc lộ thái độ của người phụ nữ ? 
H. Qua đây tác giả đã thể hiện thái độ gì của người phụ nữ ?
H. Câu thơ để thể hiện cuộc đời của người phụ nữ ntn?
Bấm máy: chiếu để giảng:
 Cuộc đời của người phụ nữ trong XHPK luôn chịu sự phụ thuộc: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” - Ở nhà thì theo cha, lấy chồng phải theo chồng và khi chồng chết phải theo con. 
 -> Họ bị xã hội chà đạp, vùi dập...và còn biết bao số phận người phụ nữ như thế, khổ đau hơn thế (Thúy Kiều, Vũ Nương...văn 9 các em sẽ học)
H. Mặc dù cuộc đời luôn bị phụ thuộc như vậy nhưng phẩm chất của người phụ nữ có bị thay đổi không?
H. Câu thơ nào đã thể hiện được điều này?
H. “Tấm lòng son” nên hiểu như thế nào ?
H. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào qua hai câu thơ?
H. Từ đó gợi cho em liên tưởng đến phẩm giá của người phụ nữ trong bài thơ này ntn?
Gv. Giảng: hai từ “mặc dầu” ở câu 3 và từ “mà em” ở câu 4, có cấu trúc liền mạch tạo nghĩa đối lập rất ấn tượng. Nhằm nhấn mạnh sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh.
H. Qua việc miêu tả hình ảnh người phụ nữ, tác giả bộc lộ cảm xúc gì?
H. Trong xã hội ngày nay người phụ nữ ntn ?
Bấm máy: chiếu hình ảnh những người phụ nữ
Vd: Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình/ Nguyễn Thị Doan
- Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Bộ trưởng Bộ Y tế VN: Nguyễn Thị Kim Tuyến...
H. Từ kết quả đã tìm hiểu ở trên, em hãy khái quát những nét chính về nghệ thuật của bài thơ về mặt: 
+ Ngôn ngữ?
+ Các biện pháp nghệ thuật?
+ Hình ảnh thơ ntn?
H. Văn bản “Bánh trôi nước” có mấy nội dung?
H. Hãy nêu nội dung của bài thơ?
H. Theo em, nội dung nào quyết định giá trị của bài thơ?
H. Vì sao?
(Thảo luận bàn 2 phút)
Gv. Nếu chỉ tả cái bánh thì bài thơ chỉ là bài vịnh vật, không có gì là đặc sắc. nhưng nhờ nội dung thứ 2 – nói đến số phận, phẩm chất...của người phụ nữ mà bài thơ trở nên độc đáo về mặt nội dung cũng như nghệ thuật. Đó chính là nét đa nghĩa trong bài thơ.
H. Bài thơ “Bánh trôi nước” có biểu cảm không?
H. Nếu biểu cảm thì tác giả bộc lộ cảm xúc gì?
H. Tác giả biểu cảm theo phương thức trực tiếp hay gián tiếp?
Gv. Vì thế bài thơ vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc. đồng thời nó cũng đề cập đến 1 vấn đề xã hội rộng lớn: Sự bình đẳng giới.
Bấm máy: chiếu toàn bộ ghi nhớ
Gv. Gọi hs đọc ghi nhớ
- Đọc 
- Hs nêu
-> Vì bà rất điêu luyện, tài tình trong việc dùng chữ Nôm để sáng tác.
(- Chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở chất liệu chữ Hán và được đọc theo âm việt.)
(Lấy chồng muộn mà đến 2 lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả 2 đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc)
-Vịnh vật
- Nghe 
- Quan sát
- Nghe
- Đọc bài
- Quan sát
-> Thất ngôn tứ tuyệt:
- 4 câu/ 7 chữ
- Gieo vần cuối câu 1,2,4
 (vần on: tròn, non, son )
(SNNN)
-> SNNN: viết bằng chữ Hán.
-> BTN: viết bằng chữ Nôm (thuần Việt) nên bình dị, dễ hiểu.
-> 2 lớp nghĩa
 + Nghĩa 1: Tả Bánh trôi nước (tả thực).
 + Nghĩa 2: Phản ánh vẻ đẹp và phẩm chất thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ (Nghĩa ẩn dụ)
- Quan sát
- Nghe
-> PTBĐ: Miêu tả + Biểu cảm
- Hs ghi bài
- Chú thích trang 95: Là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, được nhào nặn và viên hình tròn, nhân bánh thường làm bằng đường phên, màu nâu đỏ. Khi luộc bằng cách cho vào nước đun sôi: bánh sống thì chìm, bánh chín thì nổi)
- Nghe
- Màu sắc: trắng
- Hình dáng: tròn
- Kĩ thuật luộc: bảy nổi, ba chìm
-> Bánh sống thì chìm, bánh chín thì nổi trong nước sôi.
- Quan sát
- Cách làm: rắn, nát
-> Vì pha, nhào bột, nặn bánh tùy vào kinh nghiệm của người làm bánh: khéo tay thì “rắn”, còn vụng tay thì “nát”.
- Nhân: lòng son 
- Quan sát
-> Miêu tả thực, cụ thể và sinh động 
“vừa đẹp, vừa ngon” 
- Nghe
- Yêu mến, tự hào về món ăn truyền thống của dân tộc.
-> Có vẻ lộn xộn, trình tự miêu tả không hợp lí (tả màu sắc, hình dáng -> Cách luộc-> cách làm-> nhân bánh) 
- Vì tác giả không chỉ tả chiếc bánh trôi mà còn nói đến điều khác.
-> Người phụ nữ
- Có cụm từ “thân em”-> thân phận người phụ nữ
- Nghe
 - Mô típ quen thuộc thường gặp trong những bài ca dao than thân.
- 2 học sinh đọc
+ Thân em như tấm lụa đào
+ Thân em như chẽn lúa...
+ Thân em như giếng...
- “võa tr¾ng l¹i võa trßn”
+ Trắng: trong sạch, tinh khiết.
+ Tròn: khỏe mạnh, hoàn hảo.
- Tính từ
- Điệp từ “vừa” (cặp quan hệ từ)-> Tiết sau chúng ta sẽ học)
-> Sự vật vừa trong sạch, vừa hoàn hảo:
+ Quyền được nâng niu, trân trọng.
+ Được hưởng hạnh phúc.
+ Được làm đẹp cho đời.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
- Đảo thành ngữ (ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh); đối lập (bằng từ trái nghĩa: nổi >< chìm)
-> Số phận bấp bênh, trôi nổi của con người.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
- Rắn: cứng; nát: mềm
-> Từ ghép đẳng lập
(Mặc dầu)
+ Luôn chấp nhận sự thua thiệt
- Phó thác, phụ thuộc vào người khác.
- Phẩm chất không hề bị thay đổi
“Mà em vẫn giữ... son”
® Tấm lòng son sắt, thuỷ chung là bất biến trong mọi hoàn cảnh
- Ẩn dụ tượng trưng, quan hệ từ (mà, vẫn)
-> Mặc dù bị vùi dập nhưng họ vẫn rất tự tin vào phẩm giá trong sạch, sắt son của mình.
- Nghe
-> Trân trọng, cảm thông, chia sẻ với người phụ nữ xưa. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến
- Sống trong xã hội nam nữ bình đẳng, người PN làm chủ cuộc sống nhiều người giữ chức vụ cao trong XH.nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống đó là son sắt, thủy chung.
Quan sát
- NN giản dị, dễ hiểu.
- Sử dụng thành công phép ẩn dụ, đảo thành ngữ.
- Hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa.
- 2 nội dung:
+ Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín.
+ Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. 
- Nội dung thứ 2
-> Vì nội dung thứ nhất chỉ là phương tiện để chuyển tải nội dung sau. Và chính nội dung sau đã làm nên giá trị của bài thơ.
- Nghe
- Có 
(thương cảm, ngợi ca, đề cao người phụ nữ)
-> Phương thức gián tiếp
- Nghe
- Đọc ghi nhớ
I. Đọc- Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương
- Quê: Nghệ An.
- Được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm”
2. Tác phẩm:
- Đề tài: Vịnh vật
3. Đọc
4. Thể thơ:
- Thất ngôn tứ tuyệt
-> PTBĐ: Miêu tả + Biểu cảm
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Hình ảnh bánh trôi nước
- Màu sắc: trắng
- Hình dáng: tròn
- Cách luộc: chìm, nổi, nước
- Cách làm: rắn, nát.
- Nhân: lòng son (đỏ)
-> Tả thực bánh trôi:
vừa đẹp, vừa ngon
2. Thân phận người phụ nữ:
a. Hình thể:
+ “...vừa trắng lại vừa tròn
- Tính từ, ,
điệp từ
-> Vẻ đẹp tròn đầy, hoàn hảo.
b. Thân phận: 
+ “Bảy nổi ba chìm...”
- Đảo thành ngữ,
 đối lập
-> Số phận bấp bênh, trôi nổi.
+ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
-> Phụ thuộc và cam chịu
c. Phẩm chất:
+ “Mà... vẫn giữ tấm lòng son”
- Ẩn dụ, quan hệ từ
-> Tấm lòng son sắt, thủy chung, nghĩa tình.
=> Trân trọng, cảm thông, chia sẻ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
- Ẩn dụ, thành ngữ...
- Hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa.
2. Nội dung:
- Miêu tả bánh trôi nước.
- Vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ và thái độ cảm thông của tác giả.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện thái độ thương cảm, ca ngợi, đề cao người phụ nữ.
* Ghi nhớ: sgk/95
d. Củng cố: 
	Bấm máy với 3 câu hỏi trắc nghiệm:
1. “Bánh trôi nước” là tác phẩm của ai?
	A. Lí Thường Kiệt B. Đoàn Thị Điểm C. Hồ Xuân Hương D. Trần Quang Khải
2. “Bánh trôi nước” được làm theo thể thơ gì?
	A. Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
	B. Song thất lục bát	 D. Lục bát
3. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
	A. Vẻ đẹp hình thể
	B. Vẻ đẹp tâm hồn.
	C. Số phận bất hạnh.
	D. Vẻ đẹp và số phận long đong.
-> H. Đọc thuộc bài thơ và nêu nội dung của nó?
e. Dặn dò:
1 Học bài:
 - Học thuộc bài thơ “Bánh trôi nước”.
 - Nắm nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
 - Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) về thân phận người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước”. 
2. Soạn bài: “Quan hệ từ”
 - Đọc và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
 - Tìm và đặt câu với các cặp quan hệ từ mà em biết.
f. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................
× kkk & kkk Ø

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_7_tiet_25_van_ban_banh_troi_nuoc.doc