Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 4
Tuần 4 - Tiết 13
Ngày soạn:.
Ngày dạy:. LÃO HẠC
NAM CAO
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS hiểu tình cảnh cùng khổ và n/ cách cao quý của n. v Lão Hạc, hiểu thêm vè số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của người n/ dân VN trước CM T8. Qua n.v ông giáo – người kể chuyện, thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc của N Cao: thương cảm , xót xa và thật sự trân trọng đ/ với những người n/ dân nghèo khổ.
- Thấy được nghệ thuật viết truyện ngứn bậc thầy của nhà văn Nam Cao: Nghệ thuật xây dựng tình huống, Miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu, tóm tắt truyện ngắn hiện thực. Rèn kĩ năng phân tích văn bản tự sự theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ, tình cảm:
- Bồi dưỡng tình yêu thương, cảm thông với người lao động, trân trọng vẻ đẹp của con người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 4
Tuần 4 - Tiết 13 Ngày soạn:................... Ngày dạy:..................... LÃO HẠC NAM CAO A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu tình cảnh cùng khổ và n/ cách cao quý của n. v Lão Hạc, hiểu thêm vè số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của người n/ dân VN trước CM T8. Qua n.v ông giáo – người kể chuyện, thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc của N Cao: thương cảm , xót xa và thật sự trân trọng đ/ với những người n/ dân nghèo khổ. - Thấy được nghệ thuật viết truyện ngứn bậc thầy của nhà văn Nam Cao: Nghệ thuật xây dựng tình huống, Miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm, khắc hoạ hình tượng nhân vật... 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu, tóm tắt truyện ngắn hiện thực. Rèn kĩ năng phân tích văn bản tự sự theo khuynh hướng hiện thực. 3. Thái độ, tình cảm: - Bồi dưỡng tình yêu thương, cảm thông với người lao động, trân trọng vẻ đẹp của con người. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại). -Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học). -Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). B. CHUẨN BỊ + GV:Hình ảnh vè tác giả tác phẩm. - Soạn bài, TLTK. C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... - Sơ đồ tư duy. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG -Những hình ảnh sau gợi cho em suy nghĩ, liên tưởng gi? =>Những hình ảnh gợi liên tưởng tới hình ảnh người nông dân đêm trước cách mạng tháng Tám. Nhân vật trong các bức tranh ảnh trên là lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm đã được dựng thành phim.... HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TÌM HIỂU CHUNG Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Cho Hs đọc thầm SGK. (1)Nêu hiểu biết của em về t/ giả Nam Cao? (2) Gọi HS giới thiệu truyện ngắn “ Lão Hạc” ? - Gọi HS trả lời câu hỏi - HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận. 1. T/ giả: (1915-1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri- tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn hiên thực xuất sắc với những truyện ngắn , truyện dài viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc của XH cũ. - Các t/ phẩm chính: SGK 2. Tác phẩm - Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người n/ dân của N Cao. Quan sát chân dung va fmootj số tac sphaarm của Nam Cao. Với Nam Cao, mỗi cái tên nhân vật cũng là một biểu tượng về tính cách: Hảo, Chí Phèo, Trạch Văn Đoành, Thứ, Từ Điền, Hoàng...Lão Hạc, cái tên gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh “ mình hạc xương mai”, một sự nhẹ nhàng về thể xác và cao quí về tinh thần - đấy là nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao II Đọc- Hiểu văn bản Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -GV h/ dẫn cách đọc: Giọng đọc biến hoá linh hoạt: Lời lào Hạc khi chua chát, xót xa,lúc chậm chãi. nằn nì. lời vợ ông giáo thì lạnh lùng, rứt khoạt. Lời Binh tư đầy vẻ nghi ngờ. Lời ông giáo khi từ tốn ấm áp, lúc xót xa, thương cảm. -GV đọc mẫu, HS đọc , n/ xét. - Quan sát và đọc thầm chú thích. - Gọi HS tóm tắt văn bản? ? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần ? Nội dung? 1.Đọc- tóm tắt: 2. Chú thích:- Lưu ý: 5, 9, 10, 11, 14. 3. Bố cục: Chia làm 3 đọan: - Đ1: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi .... cũng xong- Lão Hạc với việc bán con chó. - Đ2: Tiếp đó.....đáng buồn.- Cuộc sống của lão Hạc sau đó, thái độ của Binh Tư và ông giáo khi biết việc lão Hạc xin bả chó. - Đ3: Còn lại . Cái chết của lão Hạc. 4. Phân tích. Tình cảnh của lão Hạc: Nhà nghèo, vợ đã chết, đứa con trai duy nhất không có tiễn cưới vợ nên đã phẫn chí đi đồn điền cao su bặt vô âm tín.Lão Hạc sống với con chó Vàng, kỉ vật của đứa con trai. Con chó như người bạn để lão tâm sự chuyện trò.Sau trận ốm nặng kéo dài, người lão yếu đi ghê lắm. đồng tiền bấy lâu dành dụm đã cạn kiệt. Lão không có việc làm. Rồi trận bão phá sạch hoa màu trong vườn. Giá gạo thì cứ lên cao mãi.... a. Hoàn cảnh của lão Hạc Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Đọc lướt văn bản (2)Hoàn cảnh của lão Hạc? - HS suy nghĩ - Gọi HS trả lời câu hỏi - HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận - Vợ lão mất sớm - Con trai vì không có tiền cười vợ đã bỏ đi đồn điền cao su. - Lão ốm một trận ...đã tiêu hết tiền dành cho con - Mất nguồn làm thuê .. vì bão. - Lão kiếm được gì ăn nấy: quả sung, củ chuối qua ngày => Nghèo khổ, cô đơn. b. Lão Hạc với việc bán con chó Vàng.. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - HD HS đọc thầm SGK. (1) Lão Hạc quí con chó Vàng. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó? (2) Vì sao Lão Hạc lại yêu quý cậu Vàng 1 cách đặc biệt như vậy? (3) Lão yêu quý cậu Vàng như vậy , vì sao vẫn phải bán nó? (4) Nhận xét nghệ thuật tự sự? - Phát hiện chi tiết -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... * Tình cảm của lão Hạc với cậu vàng + Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu ; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn + Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó + Mỗi khi uống rượu lão nhắm vài miếng thì lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho cháu + Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm - Vì nó là kỉ vật của người con trai, là bạn của lão, làm khuây nỗi buồn thui thủi một mình ngày cũng như đêm của lão => Miêu tả hành động nhân vật=> Tình cảm yêu quí, gắn bó thân thương giữa lão Hạc và con vàng. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Tổ chức cho HS thảo luận. (1) Hãy tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của lão Hạc sau khi phải bán nó? - Từ ầng ậc thuộc loại từ gì? Chỉ ra cái hay của từ đó? (2) Miêu tả diễn biến tâm trạng của lão Hạc? tác giả sử dụng biện pháp NT gì? (3) Qua đó , em có n/ xét gì về tình cảm lão dành cho cậu vàng ? - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - Có ý kiến cho rằng: Xung quanh việc bán con Vàng, lão Hạc như một người khó hiểu, đẫy mâu thuẫn. ý kiến của em về nhận xét trên? * Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. - Cố vui vẻ, cười như mếu - Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước + Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, + Đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu như con nít + Lão hu hu khóc. ⇒ Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh dày đặc, liên tiếp ⇒ vô cùng đau khổ đang hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào. - Lão đau đớn không chỉ vì quá thương cậu Vàng mà vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa 1 con chó trung thành của lão. - Diễn biến tâm trạng của lão cứ tăng dần đã thể hiện nỗi ân hận, day dứt, xót xa đối với cậu Vàng. Xung quanh việc bán con Vàng, lão Hạc như một người khó hiểu, đẫy mâu thuẫn. Thái đọ của lão đối với con vàng cũng mâu thuẫn lắm rồi:lão đối xử với cậu vàng như một bà hiếm hoi thương đứa con cầu tự. Lão tỏ ra ghét bỏ nó rồi lại an ủi, vỗ về. Lão dỗ dành nó “ Ông để cậu vàng để ông nuôi” nhưng rồi lại bán phắt đi. Lúc bán xong, lão cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng cười như mếu, mắt ầng ậng nước. Lão khóc vì trót lừa một con chó... chúng ta nhận ra đằng sau những mâu thuẫn, sự khó hiểu đó là một con người tình nghĩa, thuỷ chung, nhân hậu.Đặc biệt là sự thấm thía tình yêu con sâu sắc thiêng liêng của một người cha nghèo. HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Cảm nhận của em về lời của lão Hạc: “ Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”? - HS suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến ra giấy. - Gọi HS trả lời câu hỏi - HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - GV tổng hợp , kết luận. + Sự dằn vặt, xót xa, ân hận, day dứt ... + Tấm lòng trong sáng đến tột cùng và ý nghĩ đó ám ảnh lão cho đến chết. +Việc kết thúc cuộc đời bằng bả cho là một biểu hiện của sự ảm ảnh đó. HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Học kĩ bài, soạn kĩ câu hỏi đọc- hiẻu VB ( SGK ). - Tiếp tục tìm hiểu về nhân vật lão Hạc. - Xem phim “ Lão Hạc” ------------------------- Tuần 4 - Tiết 14 Ngày soạn:................... Ngày dạy:..................... LÃO HẠC(tiếp) NAM CAO A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu nguyên nhân cái chết của Lão Hạc. Qua n.v ông giáo – người kể chuyện, thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc của N Cao: thương cảm , xót xa và thật sự trân trọng đối với những người nông dân nghèo khổ. Hiểu được NT viết truyện ngắn đặc sắc của tác giả: khắc họa nhân vật với chiều sâu triết lí. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật. 3. Thái độ, tình cảm:- Bồi dưỡng tình cảm trân trọng người lao động. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại). -Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học). -Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). B. CHUẨN BỊ - Đoạn phim “ Lão Hạc”. - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Nhóm....... Nhóm trưởng:.................................................. Nhân vật ông giáo Ý nghĩa Tính cách nhân vật -Khi nghe nói về chuyện bán con vàng -Khi lão Hạc sang nhờ cậy -Khi chứng kiến lão Hạc chết Đánh giá C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: - Kĩ thụât viết tích cực - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Tổ chức cho HS xem trich đoạn phim “ Lão Hạc” (2) Nội dung đoạn phim nói về sự việc gì? Cảm nhận của em sau khi xem đoạn phim - Gọi HS trả lời câu hỏi - HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận. Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt, “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thi lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu đau buồn. HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC II.Đọc- Hiểu văn bản 4. Phân tích: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP + GV tóm tắt tiết 1. + HD học sinh đọc lướt SGK. + Đọc diễn cảm đoạn trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. (1)Trước khi chết, lão Hạc đã có những việc làm gì? Qua việc lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì mục đích của việc này? (2) Hãy tìm những chi tiết m/ tả cái chết của L Hạc? Để tái hiện cái chết của L Hạc, tác giả sử dụng loại từ gì? tác dụng? ? Tại sao t/ giả lại để cho n.v của mình chết bằng cách ăn bả chó? Cái chết của lão Hạc cho ta thấy điều gì? (4)- Em hiểu gì về lão Hạc qua các chi tiết lão chuẩn bị chu toàn và cái chết ? - Từ đó em hiểu gì về người nông dân đêm trước cách mạng tháng 8? - HS suy nghĩ - Gọi HS trả lời câu hỏi - HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - GV tổng hợp , bổ sung, kết luận THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. c . Cái chết của L Hạc: *Trước khi chết: - Lão nhờ ông giáo 2 việc: + Trông nom hộ mảnh vườn, khi nào con trai lão về thì giao lại cho nó + Mang hết tiền giành dụm nhờ ông giáo và bà con chòm xóm làm ma cho nếu lão chết đi. - Mục đích: Bảo toàn tài sản cho con và không muốn phiền hà đến bà con hàng xóm. * Cái chết của lão Hạc:Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép sùi ra.... người lão chốc chốc lại giật mạnh....vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết ⇒ Sử dụng liên tiếp các từ tượng hình, tượng thanh ⇒ Làm nổi bật cái chết dữ dội, thê thảm đầy bất ngờ của lão Hạc ⇒ Là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng. - Lão gửi ông giáo tiền lo ma- lão từ chối sự giúp đỡ gần như hách dịch => Con người nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng. - Lão tìm đến cái chết khi vẫn còn con đường sống=> Nhân hậu, giàu đức hi sinh. - Lão thấy đời mình không hơn gì 1 con chó, lão ân hận vì đã lừa con chó, để đắc tội với nó.... cách cao thượng của lão ( thà chết chứ không ăn cắp, làm điều xằng bậy - Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con Phải đến khi truyện kết thúc ta mới thấy ớn lạnh. Thì ra toàn bộ câu chuyện là một cuộc chuẩn bị để chết của một con người. Chỉ có đến đây ta mới hiểu ra tất cả những tính toán lo liệu gàn dở , lẩn thẩn của lão thực chất lại chứa đựng một phẩm chất người nguyên sơ, thuần khiết, cao quí vô ngần. Những chuyện tưởng như nhỏ nhặn, tầm thường, vặt vãnh, tủn mủn của cái đời thường lại có thể làm người ta dằn vặt. Khơi gợi trong ta bao nhiêu tình cảm trân trọng, cảm phục. b. Nhân vật ông giáo: HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét b. Nhân vật ông giáo: - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . -Các nhóm khác tham gia ý kiến. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Ý nghĩa Tính cách nhân vật -Khi nghe nói về chuyện bán con vàng - Dửng dưng chuyện lão Hạc nói về con chó - Nghĩ đến mình :nghèo túng không hơn gì lão Hạc, phải bán sách. - Khi lão Hạc khóc vì bán chó :"muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ. -Sự cảm thông nỗi đau của một người nghèo, nhân hậu -Khi lão Hạc sang nhờ cậy - Ô giáo buồn vì vợ mình không hiểu lão Hạc. - Buồn vì lòng tự ái của L Hạc. -Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn - Diến biến tâm lý: Cảm thương - Buồn nhưng trân trọng - nghi ngờ, thất vọng Khi chứng kiến lão Hạc chết -Chứng kiến cái chết dữ dội, đau đớn của lão Hạc và hiểu nguyên nhân lão chết -Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta....nghĩa khác. - Kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị nhưng cao thượng Đánh giá Ông là người có chiều sâu tâm lí và thấm đượm triết lí nhân sinh thâm trầm và sâu sắc. Đó chính là tình thương, nỗi buồn của người trí thức. ( Nhờ có tấm lòng nhân hậu ấy giúp ta hiểu đúng về lão Hạc.) Ông giáo là một trí thức nghèo. Mọi mơ ước, lí tưởng, mọi nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc... ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: "Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!" THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Em hiểu gì về sự thay đổi suy nghĩ của ông giáo thể hiện qua câu văn: Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta....nghĩa khác. - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng + Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư. + Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư) - Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác. + Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn + Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội Đối với lão Hạc, còn quý gì hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão... cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào". Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn lời hứa với lão Hạc... Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản? - Gọi HS nhận xét. -Gọi HS đọc ghi nhớ -GV khắc sâu kiến thức trọng tâm. 4. Tổng kết: - Nghệ thuat * Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt Có ý kiến cho rằng: Ông giáo không phải là nhân vật trung tâm nhưng sự hiện diện của ông giáo làm cho “Bức tranh quê” càng thêm đầy đủ. ý kiến của em về nhận định trên? - Gọi HS khá giỏi trình bày. _ GV cùng HS nhận xét. + Ông giáo vừa là nhân vật vừa là người dẫn chuyện. + Nếu lão Hạc là đại diện cho tầng lớp nông dân thì ông giáo là đại diện cho tầng lớp trí thức đương thời. Họ nghèo khổ trong trong sạch, nhân hậu, tự trọng. + Phẩm chất của họ toả sáng, thức tỉnh những ai còn bị cái khó, cái nghèo làm cho lạnh lùng, vô cảm. HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Qua phân tích tình cảnh của chị Dậu, lão Hạc cho ta hiểu gì về số phận người nd VN đêm trước CM tháng8? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: + Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn + Họ sống khổ cực trong làng quê + Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc - Họ có những phẩm chất đáng quý + Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương + Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình + Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công. HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN: “Chao ôi! Đối với nững người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, xáu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương [...] cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất” Em hiểu gì về đoạn văn trên? Từ đó em rút ra bài học gì trong cuộc sông? - Yêu cầu: Viết bài nghị luận khoảng 1 trang giấy. - Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý: + Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người. + Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu" -Bài học nhân sinh: + Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ - Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người. + Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha. 2. Tóm tắt miệng văn bản và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Lão Hạc bằng đoạn văn 8-10 câu theo cách Tổng - phân - hợp? 3. Soạn bài Cô bé bán diêm. Tuần : 4- Tiết 15 Ngày soạn:............ Ngày dạy:............. TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu rõ thế nào là từ tượng hình, từ tượg thanh. Nắm được đặc điểm và công dụng của từ tượng hình, tượng thanh. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ tượng hình và từ tượng thanh và giá trị của chúng . Biết lựa chọn và sử dụng từ tượng hình, tượng thanh khi nói, viết. 3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng tính hình tượng và biểu cảm trong giao tiếp. - Tích hợp với văn bản Lão Hạc, TLV với văn tự sự, miêu tả. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. CHUẨN BỊ - Phiếu bài tập: Nghĩa Từ Đặt câu Tiếng động nhỏ, kéo dài của loài côn trùng có cánh phát ra khi bay Vo ve. Âm thanh chim hót, ríu vào nhau, nghe vui tai. Chim hót líu lo trong lùm cây. Tiếng động to và rền, Tư thế lưng còng xuống Lửa cháy mạnh nhưng không đều , khi cao khi thấp Độ sáng rộng, toả rộng, làm cho loá mắt. Nhiều đoạn uốn quanh, gấp khúc nối nhau liên tiếp. Chỗ lồi. chỗ lõm, không bằng phẳng. C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Đọc kỹ đoạn văn và tìm hai từ láy? Nêu giá trị gợi tả, gợi cảm của mỗi từ? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, thống nhất ý kiến, - Móm mém - hu hu Trong nói và viết Tiếng Việt, các từ tượng hình và từ tượng thanh miêu tả hết sức cụ thể và sinh động hình ảnh và âm thanh của cuộc sông. Vậy từ tượng hình , tượng thanh là gì? chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Khái niệm, đặc điểm từ tượng hình từ tượng thanh. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS đọc ví dụ SGK (1) Trong những từ in đậm, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? Những từ nào mô tả âm thanh? (2) Qua ví dụ, em cho biết đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh. ? Những từ mô phỏng trạng thái, âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn bản tự sự, miêu tả. (3) Bài tập nhanh: Tìm những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau: Anh Dậu uốn vai... dây thừng. - Gọi HS nhắc lại kết luận- đọc ghi nhớ. - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến . Đặc điểm, công dụng. 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét: - Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của vật: móm mém, xồng xộc, rũ rượi, xộc xệch -Từ gợi tả trạng thái: vật vã, rũ rượi. - Từ mô tả âm thanh: hu hu, ư ử. - Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái. - Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của người, tự nhiên. Từ tượng hình, tượng thanh thường là những từ láy. - Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao - uể oải, run rảy, sầm sập 3. Kết luận: * Ghi nhớ: SGK Từ tượng hình, tượng thanh gợi hình, gợi cảm nên được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự. Chúng giúp cho cản vật, con người hiện ra sống động với nhiếu dáng vẻ , cử chỉ, âm thanh, màu sắc, tâm trạng khác nhau. Vì vậy, nên sử dụng từ tượng hình, tượng thanh hợp lí, hiệu quả HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt -HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Cho Hs đọc yêu cầu bài tập 1. - Gọi 2 Hs lên bảng? - Gọi Hs nhận xét. - Gọi Hs nêu yêu cầu bài tập 2. - Gọi HS lần lượt làm miệng. * Thử bỏ các từ tượng hình , tượng thanh trong các VD , em nhận xét ? Bài tập 1: - sàn sạt - rón rén - lẻo khẻo - chỏng quèo. Bài tập 2: - lò dò - khật khưỡng - ngật ngưỡng, - lom khom - dò dẫm - liêu xiêu. Trong khi nói hoặc viết, khi sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh hợp lí, câu văn trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Khi sử dụng từng trường hợp trên, câu văn có gì khác nhau? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. Bài tập 3: HS thảo luận - Cười ha hả: to, sảng khoái, đắc ý. - Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hồn nhiên. - Cười hô hố: to, vô ý, thô. - Cười hơ hớ: to, hơi vô duyên. Cười là một hoạt động của con người. Nhưng cười cũng có nhiều kiểu với nhiều dáng vẻ và âm sắc khác nhau. Điều đó thể hiện sự khác biệt về tâm trạng, mang sắc thái biểu cảm . Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi Hs đọc bài tập . (1)Tìm từ tượng hình trong văn bản: Thày bói xem voi. (2)Em rút ra kết bài học gì khi vận dụng nội dung bài học vào tiết Đọc- Hiểu? Cho ví dụ ? - Gọi HS làm miệng- nhận xét. Bài tập 4: Ví dụ: Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá. Bài tập 5 : Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Trong tiết đọc- hiểu văn bản, nhất là cảm thụ các tác phảm văn chương, chúng ta cần cảm nhận hết giá trị biểu đạt, biểu cảm của các từ tượng hình, tượng thanh để hiểu hết cái hay cái đẹp của tác phẩm và tình cảm mà nhà văn gửi gắm trong đó. HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG *:Điền từ tượng hình , tượng thanh tích hợp ứng với mỗi cột sau và đặt câu: Nghĩa Từ Đặt câu Tiếng động nhỏ, kéo dài của loài côn trùng có cánh phát ra khi bay Vo ve. Âm thanh chim hót, ríu vào nhau, nghe vui tai. Chim hót líu lo trong lùm cây. Tiếng động to và rền, Tư thế lưng còng xuống Lửa cháy mạnh nhưng không đều , khi cao khi thấp Độ sáng rộng, toả rộng, làm cho loá mắt. Nhiều đoạn uốn quanh, gấp khúc nối nhau liên tiếp. Chỗ lồi. chỗ lõm, không bằng phẳng. HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO - Hãy lấy ví dụ và chứng minh rằng: Phần lớn từ tượng hình, tượng thanh là từ láy nhưng một bộ phận từ láy không phải từ tượng hình, tượng thanh và ngược lại một số từ tượng hình, tượng thanh không phải từ láy? - Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. -------------------- Tuần: 4- Tiết : 16 Ngày soạn: ............... Ngày dạy:.................. LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu rõ tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản, biết sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn làm cho chúng liền ý, liền mạch. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn văn trong văn bản. 3. Thái độ, tình cảm: bồi dưỡng ý thức viết đoạn văn có liên kết. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. CHUẨN BỊ -Theo yêu cầu SGK C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG Đoạn văn khác chuỗi câu hỗn độn bởi tính liên kết của các câu trong đoạn. các đoạn trong văn bản cũng phải liên kết thành một chỉnh thể . Vậy làm thế nào dể thực hiện được điều đó? HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Đọc 2 ví dụ SGK? Cho biết nội dung 2 ví dụ đó. Hai đoạn văn có liên quan gì? (2) " Trước sân trường làng Mĩ Lý dày đặc cả người các nhà trong làng." - Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai? - Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào? - Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện kiên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết trong văn bản. (3) Theo em với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào. ? Vậy cụm từ trước... là phương tiện liên kết đoạn trong văn bản. - HS suy nghĩ- phân tích ví dụ -Xung phong trả lời câu hỏi - Khái quát kiến thức - Gọi HS đọc ghi nhớ - GV khắc sâu kiến thức 1. Ví dụ. 2. Nhận xét. - Đoạn đầu: cảnh vật sân trường Mĩ Lí . - Đoạn văn phía sau lại nói tới kỉ niệm nhìn thấy trường khi đi qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi. => Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì. Hai đoạn văn trên rời rạc bởi không có phương tiện nối kết thể hiện quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau. - Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian. - Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa. - Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản. - Ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn ( Phân định rõ thời hiện tại, quá khứ ) - Cụm từ đó tạo ra sự liên kết về nội dung và hình thức với đoạn văn thứ nhất, do đó hai đoạn văn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau. Làm cho ý giữa các đoạn văn được liền mạch, gắn bó chặt chẽ với nhau. 3. Kết luận: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thực hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng. ( Ghi nhớ ) II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Gọi HS đọc ví dụ a: (1) Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu nào? - Tìm các từ ngữ liên kết đoạn văn? - Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê thường dùng các phương tiện liệt kê. Đó là những từ nào? - Gọi HS đọc ví dụ b: (2) Mối quan hệ giữa hai đoạn văn? Tìm từ liên kết hai đoạn văn đó? Hãy tìm thên những phương tiện liên kết có quan hệ đối lập? -Đọc lại 2 đoạn văn ở mục 1.2 (I) (3) Cho biết đó thuộc từ loại nào? Trước đó là khi nào? Kể các chỉ từ dùng để liên kết các đoạn văn? -Đọc hai đoạn văn của Bác. (4) Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên? Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó? Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - Đọc SGK HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn?Tạo sao câu đó có tác dụng liên kết? Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu nào để thể hiện quan hệ giữa các đoạn? - HS phân tích ví dụ - Khái quát kiến thức- đọc ghi nhớ - Tham gia nhận xét 1. Dùng từ ngữ. a. Ví dụ ( SGK ) b. Nhận xét. a*- Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ. - Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, sau hết, trở nên, mặt khác, một mặt, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra,... - Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn : đó, này, b*- Nhưng. - Các từ ngữ liên kết đoạn mang ý nghĩa đối lập: Nhưng, trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, thế mà, nhưng mà, vậy mà,... c*- Từ đó thuộc loại chỉ từ. - Trước đó là thời quá khứ, là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. -Dùng các đại từ, chỉ từ để liên kết đoạn văn: Này, nọ, kia, ấy, vậy, thế,... d*, Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát. - Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại. - Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý n
File đính kèm:
- van_8_ky_1_tuan_4_ok.docx