Giáo án Ngữ văn 9 (Bản 3 cột)

TIẾT 1 - Văn bản

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức :

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng :

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 

doc 426 trang phuongnguyen 30/07/2022 22360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Bản 3 cột)

Giáo án Ngữ văn 9 (Bản 3 cột)
TIẾT 1 - Văn bản
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
(Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : 
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng : 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy: - Bảng phụ. Nghiên cứu SGV- SGK, tư liệu về nhà văn,về tác phẩm, 
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu và những mẩu chuyện về Bác.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK,SGV, SBT.
2. Trò: - Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Soạn và trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản ra vở bài tập.
- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong sách BT trắc nhiệm.
 - Xem lại bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (SGK Ngữ văn lớp 7).
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
* Bước I. Ổn định tổ chức lớp(1p): Kiểm tra sĩ số lớp.
* Bước II. Kiểm tra bài cũ:( 3p)
1. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
 Thế nào là một văn bản nhật dụng?
A. Là văn bản được sử dụng trong các cơ quan hành chính
B. Là văn bản sử dụng trong giao tiếp hàng ngày
C. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội.
D. Là những văn bản có sự phối hợp của các phương thức biểu đạt như miêu tả,biểu cảm, tự sự...
2. Kể tên những văn bản em đã học, đã đọc về Bác.
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ, Đêm nay Bác không ngủ.
* Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
+ Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý
+ Phương pháp: thuyết trình 	
+ Thời gian: 1-2p
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KTKNCCẦN ĐẠT
- GV thuyết trình: HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới ( Người được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990 ).Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Để giúp cho các em hiểu thêm về phong cách của Người, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài "Phong ... Minh" của Lê Anh Trà.
- Ghi tên bài 
 - HS nghe thuyết trình.
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
- Ghi tên bài
HS hình dung và cảm nhận
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
+ Mục tiêu: Nắm được cách đọc, những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và các từ khó. 
- Bước đầu biết kết hợp làm việc cá nhân và hợp tác qua kĩ thuật động não.
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não.
+ Thời gian: Dự kiến (5-7P’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CẦN ĐẠT
I. HD HS đọc- tìm hiểu chú thích
I. HS đọc- tìm hiểu chú thích
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. GV HD HS đọc
1. HS đọc
1. Đọc.
H. Theo em, VB cần đọc với giọng ntn?
* Gọi 2 H.S đọc: đoạn 1 và đoạn 2.
* GV gọi 1 H.S nhận xét, đánh giá phần đọc của bạn.
* GV đọc mẫu đoạn 3.
- Suy nghĩ, trình bày quan điểm:
- H.S đọc, cả lớp nghe, theo dõi.
- Trình bày ý kiến nhận xét và bổ sung. Nghe GV đọc
- Đọc to, rõ ràng, khúc triết, tường minh.
- Giọng đọc truyền cảm, chú ý đến chuỗi liên kết giữa các câu trong mạch lập luận của tác giả.
2. GV HD HS tìm hiểu chú thích
2. HS tìm hiểu chú thích
2. Chú thích.
H. Nêu xuất xứ của văn bản? 
- HS nêu theo chú thích, trả lời. 
.
a/ Tác giả, tác phẩm
- Xuất xứ: Rút trong bài: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà.
H. Em hiểu “phong cách” là gì? Phong cách HCM là ntn?
*GV gọi trả lời, gọi nhận xét. GV bổ sung.
- HS giải nghĩa một số từ khó,).
*Phong cách là cách thức làm việc tạo nên một vẻ riêng ,độc đáo (theo từ điển tiếng Việt).
b/ Từ khó.
- Phong cách: chú thích 1/sgk/7.
- Phong cách HCM: lối sống, sinh hoạt, làm việc của Bác.
-> Từ Hán Việt
II. HD HS đọc- tìm hiểu văn bản
II. HS đọc- tìm hiểu văn bản
II. Tìm hiểu văn bản
1. Bước 1: HD HS tìm hiểu khái quát văn bản.
1.HS tìm hiểu khái quát
A/ Tìm hiểu khái quát
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, trả lời một số câu hỏi khái quát, gọi nhận xét, bổ sung, 
. H:Lờ Anh Trà thể hiện bài viết bằng kiểu văn bản nào? vì sao ông chọn kiểu văn bản đó?
H. Nêu chủ đề của văn bản? Có thể nêu một số chủ đề mà văn bản nhật dụng đề cập và em đã học ? 
H. Xác định phương thức biểu đạt chính của VB ? 
H. .VB có thể chia làm mấy đoạn? Ý mỗi đoạn?
*GV bổ sung: VB này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài bởi lẽ việc học tập và rèn luyện theo lối sống, phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN đặc biệt là thế hệ trẻ.
+ HS thảo luận nhóm bàn, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung, quan sát trên bảng phụ.
- Kiểu văn bản : nhật dụng vì nó đề cập tới vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ® gần gũi bức thiết trong cuộc sống của con người và cộng đồng
- VD: Quyền sống của con người bảo vệ hoà bình chống chiến tranh, môi trường sinh thái
- PTBĐ : nghị luận+ thuyết minh
*Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến ...rất hiện đại - Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách HCM
- Đoạn2: Tiếp đến ...hạ tắm ao - Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
- Đoạn3 : còn lại - Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM
- Kiểu văn bản : nhật dụng 
. Chủ đề: Sự hội nhập với văn hoá thế giới và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc.
 - PTBĐ : nghị luận+ thuyết minh
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết văn bản
2. HS tìm hiểu chi tiết
B/ Tìm hiểu chi tiết.
Gọi HS đọc đoạn 1
H. Giải thích” truân chuyên” , “uyên thâm”nghĩa là gì?
H. Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ ntn? Đọc câu văn để CM?
* GV liên hệ con đường hoạt động Cách mạng cứu nước, cứu dân hơn 30 năm đầy gian nan, vất vả từ năm 1911 đến năm 1941 
-HS giải thích nghĩa của từ
-Vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá các nước sâu sắc như Bác--> Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định. 
1. Quá trình hình thành vốn tri thức văn hóa nhân loại của chủ tịch Hồ CHí Minh
-Vốn tri thức của Bác hết sức sâu rộng, uyên thâm.
* Gv tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi( Thời gian: 5 phút)
H. Để có thể tiếp thu và tìm hiểu kho tri thức văn hóa nhân loại, Người đã có những biện pháp gì? dùng phương tiện gì ? Động lực nào giúp Người có những hiểu biết phong phú về văn hoá nhân loại như vậy ? 
+ Quan sát văn bản, HS thảo luận nhóm : 
*Bác tiếp thu văn hoá nhân loạibằng cách :
- Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng, nhiều dân tộc ... Ghé lại nhiều hải cảng ...từng sống dài ngày ở Pháp, Anh, Nga...
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Hoa, Nga ...--> Đây là công cụ giao tiếp bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới.
- Qua công việc, qua lao động mà học hỏi: làm nhiều nghề khác nhau.
- Có ý thức học hỏi, tìm hiểu văn hoá các nước sâu sắc đến mức khá uyên thâm.
+ Người đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá=> Hiểu biết sâu rộng nền văn hoá 
+ Nói viết thạo nhiều ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Hoa.(Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ)
+ Làm nhiều nghề: quét tuyết, làm bếp, bồi bàn, thợ ảnh(Qua lao động mà học hỏi)
 + Bác ham học hỏi, ham tìm hiểu đến mức khá uyên thâm. 
H. Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá ntn ? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hóa nhân loại của Bác ?
* Động lực:Lòng yêu nước, thương dân, tinh thần tự tôn dân tộc.
- Người chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá
- Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp, phê phán những tiêu cực , lạc hậu
- Những ảnh hưởng của quốc tế đã nhào nặn với cái gốc của văn hoá dân tộc .
-> Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
H. Tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào khi ca ngợi vẻ đẹp phong cách HCM ? Nhận xét cách lập luận, nêu tác dụng ?
+ Phát hiện, chỉ rõ các phương thức lập luận, rút ra nhận xét.
- Cách lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, diễn đạt tinh tế.
- Cách trình bày lý lẽ, dẫn chứng mạch lạc, tường minh, giàu sức thuyết phục, bám sát chủ đề văn bản.
- Tác dụng-> Tạo sức thuyết phục lớn đối với người đọc.
- Phương thức lập luận: kết hợp kể, giải thích, bình luận
H. Kết quả của sự tiếp thu những điều kì lạ đã tạo nên một Phong cách HCM như thế nào ?
* GV chiếu hình ảnh Bác Hồ và chốt: năm 1990 Hồ Chí Minh được UNSECO đã công nhận và suy tôn là “Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới”.
+ Khái quát, rút ra vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Người.
- Theo dõi GV chốt
- Kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại: Hình thành một nhân cách rất VN, rất phương Đông rất mới, rất hiện đại. Đây chính là những yếu tố cơ bản của một người Việt Nam chân chính.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu : Luyện tập kiến thức
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
 - Kĩ thuật: động não
IV. HD HS luyện tập
IV. HS luyện tập
IV. Luyện tập
* GV sử dụng bảng phụ, yêu cầu HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm.
+ HS làm một số bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ, cả lớp theo dõi ,đánh giá.
1. Bài 1. Trắc nghiệm(từ câu 1-17)/T12-16
Hoạt động 4: vận dụng.5’
- Phương pháp: nêu vấn đề 
- Kĩ thuật: động não.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KTKN
 CẦN ĐẠT
Giải thích cách hiểu của em về câu văn “ Nhưng điều kì lạ là...hiện đại”
- Thực hiện ở nhà
V. Vận dụng
 HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Tìm đọc các câu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Làm bài tập....
IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
 Bài vừa học.
+ Kể lại một câu chuyện mà em đã được học hay đọc về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Chuẩn bị bài mới.
- Các phương châm hội thoại.
GV gợi ý: - Ôn lại kiến thức lớp 8: hội thoại và lượt lời trong hội thoại.
 	 - Đọc bài và làm bài tập
*********************************************************************
TIẾT 2 - Văn bản
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH - Tiếp theo
(Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : 
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng : 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy: - Bảng phụ. Nghiên cứu SGV- SGK, tư liệu về nhà văn,về tác phẩm, 
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu và những mẩu chuyện về Bác.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK,SGV, SBT.
2. Trò: - Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Soạn và trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản ra vở bài tập.
- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong sách BT trắc nhiệm.
 - Xem lại bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (SGK Ngữ văn lớp 7).
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
* Bước I. Ổn định tổ chức lớp(1p): Kiểm tra sĩ số lớp.
* Bước II. Kiểm tra bài cũ:( 3p)
bác đã tiếp thu văn háo nhân loại như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
+ Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý
+ Phương pháp: thuyết trình 	
+ Thời gian: 1-2p
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KTKNCCẦN ĐẠT
Kể 1 câu chuyện về Bác Hồ. Câu chuyện đó cho thấy phẩm chất gì của Người?
* Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
- Gt bài 
 - HS nghe thuyết trình.
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
- Ghi tên bài
HS hình dung và cảm nhận
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
+ Mục tiêu: Nắm được cách đọc, những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và các từ khó. 
- Bước đầu biết kết hợp làm việc cá nhân và hợp tác qua kĩ thuật động não.
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não.
+ Thời gian: Dự kiến (5-7P’)
*GV gọi 1HS đọc lại đoạn 2.
H. Lối sống của Bác được tác giả Lê Anh Trà chứng minh trên mấy phương diện. Đó là những phương diện nào?
+1 HS đọc, phát hiện chi tiết, trả lời.
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
*GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật KTB: Chia lớp làm 3 nhóm và thảo luận theo 3 nội dung trên 3 cột trên bảng.
* Thầy phát phiếu thảo luận cho 3 nhóm:
- Nhóm 1: Tìm những chi tiết viết về nơi ở và làm việc của Bác. Qua những chi tiết ấy em rút ra kết luận gì?
- Nhóm 2: Hãy tìm các chi tiết viết về trang phục và hành trang của Bác. Nhận xét của em thế nào về nét đẹp trong lối sống của Bác qua các chi tiết này?
- Nhóm 3: Nếp sống ăn uống thường ngày của Bác được nhà văn thể hiện thế nào? Cảm nhận của em về nếp sống ấy?
H. Qua sự tìm hiểu ở trên em nhận thấy Bác có lối sống như thế nào?
. 
+ HS thảo luận theo 3 nhóm với 3 câu hỏi bằng kĩ thuật KTB, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV chốt, nhấn mạnh.
* Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ bé phía trước có ao như cảnh làng quê quen thuộc, trong nhà có vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ ® đơn sơ.
* Trang phục giản dị : bộ quần áo kaki bạc màu, dép lốp cao su, áo trấn thủ.
* Ăn uống thanh sơ, đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà, dưa, ® như mọi người dân bình thường.
+ HS khái quát trả lời
-> Phong cách HCM là sự kế tục và phát huy nét đẹp tâm hồn người Việt- một vẻ đẹp bỡnh dị mà thanh cao
* Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: 
* Trang phục giản dị 
* Ăn uống thanh sơ, đạm bạc: 
->Thanh cao mà giản dị. ® còng là phong cách sống của nhân dân Việt Nam 
H. Nói về nét đẹp trong lối sống của Bác, em đã học và thuộc những câu thơ nào?
+ Nhớ, tái hiện kiến thức cũ. 
- Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ của P.V.Đ.
- Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Bác...
H. Viết về phong cách sinh hoạt của Bác, người viết đã so sánh Bác với các nhà hiền triết xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lối sống ấy có gì giống và khác nhau?
* GV chốt kết luận: 
Cách sống của Bác đúng như lời của tác giả về Bác qua 2 câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
- Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”
- Thảo luận, trả lời.
+ Giống: Yêu cái đẹp, yêu cái thiện
+ Khác: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là những nho sĩ về ở ẩn..........
- Còn Bác vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nhân dân...
- Lối sống của Bác so với các nhà hiền triết xưa:
+ Thanh cao, bình dị nhưng sang trọng (Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khổ. Đây còng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.)
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là ở sự giản dị, tự nhiên.
- Lối sống của Bác so với các nhà hiền triết xưa:
H. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi thuyết minh nội dung này? Tác dụng? 
* GV gọi trả lời GV bổ sung.
GV tích hợp chờ về vai Trò của yếu tố nghệ thuật trong văn bản nhật dụng khi dùng văn thuyết minh? (- Sử dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật liệt kê, so sánh và lối lập luận vững vàng.
(tích hợp chờ tiết 4, 5)
H. Vậy theo em những vẻ đẹp nào đã tập hợp tạo nên phong cách HCM?
- Nghệ thuật kể kết hợp với bình luận.
- Phép liệt kê, so sánh (cách sống của Bác với các nhà hiền triết xưa)
- Nghệ thuật đối lập: giữa cái giản dị, thanh sơ, đạm bạc với cái thanh cao vĩ đại ở Bác.
- Kết hợp chứng minh ( bằng dẫn chứng có chọn lọc, cụ thể, sinh động) với bình luận, so sánh để khẳng định.
- Cách viết giản dị, thân mật, trân trọng, ngợi ca. 
+ Khái quát nội dung ,trả lời
- Nghệ thuật kể kết hợp với bình luận.
- Phép liệt kê, so sánh 
- Nghệ thuật đối lập: 
- Kết hợp chứng minh 
- Cách viết giản dị, thân mật, trân trọng, ngợi ca. 
-> Phong cách HCM vừa mang vẻ đẹp trí tuệ vừa mang vẻ đẹp đạo đức
->Kết hợp hài hoà giữa truyền thống VH dân tộc và tinh hoa VH nhân loại, là sự kết hợp giữa cái vĩ đại và bình dị , giữa truyền thống và hiện đại.
H. Học tập phong cách Hồ Chí Minh, ngày nay chúng ta đang thực hiện cuộc vận động sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mục đích của cuộc vận động ấy?
 H. Là một học sinh, em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động này?
+ Cuộc vận động sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Mục đích: Sống giản dị, khiêm tốn, chống lại những tiêu cực xã hội: xa hoa, lãng phí, tham nhũng...
+ Cuộc vận động sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
=>Trong thời kì đất nước mở cửa và hội nhập thì mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần học tập và phấn đấu xây dựng bảo vệ đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc đem lại cuộc sống ý nghĩa.
III. Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ.
III. HS thực hiện phần ghi nhớ.
III. Ghi nhớ.
- Phát biểu ý kiến về một số hiện tượng trong lớp có các bạn ăn, mặc chạy theo mốt đua đòi hiện nay. ? Được học hiểu thêm về cách sống của Bác, em suy nghĩ gì về nhiệm vụ của thanh niên hiện nay?
Từ vấn đề trong phong cách của Bác đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu : Luyện tập kiến thức
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
 - Kĩ thuật: động não
Luyện tâp ( Tiếp theo )
H. Hãy tìm một vài sự biểu hiện về lối sống có văn hoá trong cuộc sống hiện đại?
H. Trước nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực chúng ta cần học tập ntn? Tiếp thu và gạt bỏ những gì? Học tập điều gì ở Bác trong công việc này?
+ HS thảo luận, trả lời, bổ sung.
- Hội nhập – hợp tác ® tích cực nhưng có định hướng và giữ bản sắc VH dân tộc.
- Rèn tác phong, lối sống VH trong ăn mặc, nói năng
- Tích cực trau dồi vốn ngôn ngữ.
- Tìm hiểu kĩ văn hoá truyền thống để giữ được bản sắc văn hoá riêng khi hoà nhập.
2. Bài 2.
H. Nêu những nét khác nhau giữa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” từ đó nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
+ So sánh, đối chiếu , nêu suy nghĩ về phong cách HCM.
- Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chỉ trình bày những biểu hiện về lối sống giản dị của Bác.
- Văn bản: “ Phong cách Hồ Chí Minh” nêu cả quá trình hình thành phong cách sống của Bác trên nhiều phương diệnvà những biểu hiện của phong cách đó-> nét hiện đại và truyền thống trong phong cách của Bác; lối sống giản dị mà thanh cao; tâm hồn trong sáng và cao thượng=> mang nét đẹp của thời đại và của dân tộc VN
3. Bài 3.
H. Viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy viết) nêu ý nghĩa của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” đối với việc hình thành phong cách sống của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay.thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về Bác sau khi học xong văn bản này?
( Nếu trên lớp không đủ thời gian GV yêu cầu trình bày miệng ,đoạn văn cho về nhà)
- Viết đoạn cá nhân, đọc trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.Nghe GV nhận xét bổ sung (Về nhà viết lại)
4. Bài 4. 
Hoạt động 4: vận dụng.5’
- Phương pháp: nêu vấn đề 
- Kĩ thuật: động não.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KTKN
 CẦN ĐẠT
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học văn bản?
- Thực hiện ở nhà
V. Vận dụng
 HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
+ Viết đoạn văn bày tỏ lòng yêu kính và biết ơn Bác.
+ Sưu tầm thơ văn viết về Bác và hát theo đĩa nhạc Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người.
+ Làm bài tập....
IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
 Bài vừa học.
+ Kể lại một câu chuyện mà em đã được học hay đọc về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Chuẩn bị bài mới.
- Các phương châm hội thoại.
GV gợi ý: - Ôn lại kiến thức lớp 8: hội thoại và lượt lời trong hội thoại.
 	 - Đọc bài và làm bài tập
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : 
- Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Kỹ năng : 
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: - bảng phụ.
 - Nghiên cứu SGV- SGK soạn bài, 
 - Chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK,SGV, SBT.
2. Trò:	
 - Ôn lại kiến thức về hội thoại trong chương trình NV lớp 8.
 - Xem trướng bài học.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
* Bước I. Ổn định tổ chức lớp(1’): Kiểm tra sĩ số lớp.
* Bước II. Kiểm tra bài cũ:( 4-5p)
+ Mục tiêu: Kiểm tra thông tin bài mở đầu, kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS, rèn ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
+ Phương án: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
* Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỜI ĐỘNG Giới thiệu bài: ( 1p)
+ Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý
+ Phương pháp: thuyết trình 	
+ Thời gian: 1-2p
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
- GV nêu yêu cầu: Chương trình ngữ văn lớp 8 học kỳ II, các em đã học những nội dung gì về hội thoại?
* Phương án trả lời:
Về hội thoại, chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì II chúng ta đã tìm hiểu và học 2 nội dung sau: 
Khái niệm về vai xã hội trong hội thoại.
Khái niệm về lượt lời trong hội thoại.
Vậy hội thoại là gì ? Hội thoại là nói chuyện với nhau - theo từ điển Hán Việt của Phan văn Các
* Gv chốt, chuyển: Trong giao tiếp ta thường nghe nói " nói phải nghe" hoặc "nói có sách ".Đó chính là bài học kinh nghiệm, là lời khuyên cho mọi người khi giao tiếp. Để giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, sự hiểu biết trong vốn đối xử hàng ngày ta cùng tìm hiểu bài " Các phương châm hội thoại ".
 - HS tái hiện kiến thức cũ, trả lời.
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
- Ghi tên bài
HOẠT ĐỘNG 2 ; HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Mục tiêu: Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất.
 - Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não.
+ Thời gian: Dự kiến (15- 17P’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT- KN CẦN ĐẠT
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về lượng
I.HS tìm hiểu phương châm về lượng.
I. Phương châm về lượng
H.Em hãy giải thích nghĩa của từ "phương châm "?
.
*GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK: đọc to, rõ, mạch lạc.
H: Xác định vai XH của An và Ba trong đoạn hội thoại?
H.Bơi nghĩa là gì?
H.Vậy câu trả lời của Ba có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao? 
H. Câu trả lời của Ba thiếu hay thừa thông tin?
H. Qua cuộc đối thoại giữa 2 người, em thấy: muốn cho người nghe hiểu thì người nói phải chú ý điều gì?
(GV yêu cầu trao đổi theo nhóm bàn, trả lời)
*GV: Để hiểu rõ thêm mối quan hệ giữa người nói với người nghe trong phương châm về lượng chúng ta tìm hiểu thêm ví dụ 2.
- Phương châm là hướng phải theo để làm 1 công việc có kết quả.
- Đọc, xác định vai xã hội , lượt lời 
- vai ngang hàng
- Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
- Câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung An cần biết vì trong nghĩa của "bơi" đã chứa nghĩa "ở dưới nước" điều mà An muốn biết là 1 địa điểm cụ thể
.
-. 
*Nhận xét: Khi giao tiếp, muốn cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý xem người nghe hỏi về cái gì? ntn? ở đâu?
1. Ví dụ.
a/VD1: Đoạn đối thoại
- 
-> khi giao tiếp cần nói cho có nội dung
* GV gọi HS đọc truyện (VD2). 
H.Yếu tố nào có tác dụng gây cười trong câu chuyện trên?
H: Theo em, anh có “ lợn cưới” và anh có “ áo mới” phải trả lời câu hỏi của nhau như thế nào là đủ?
H. Trong lời đối thoại, em thấy câu hỏi và câu trả lời của 2 nhân vât truyện có gì trái với những lời hỏi đáp bình thường?
* GV chốt kiến thức: Trong hội thoại, muốn hỏi đáp cho chuẩn mực cần chú ý không hỏi thừa, trả lời thừa.
H. Từ câu chuyện “Lợn cưới áo mới” em rút ra kết luận gì khi giao tiếp?
+ 1 HS đọc, 
- Lượng thông tin thừa trong các câu trả lời của cả hai đối tượng giao tiếp.
(lợn cưới, áo mới)
-H: Bác có thấy con lợn chạy qua đây không?
-TL: Tôi không thấy.
+ Suy nghĩ, trả lời cá nhân
- Câu hỏi và câu trả lời của 2 nhân vật truyện có điều trái với những lời hỏi đáp bình thường ở chỗ cả 2 đều dùng thừa từ ngữ.
+ Suy nghĩ, trả lời 
- Khi giao tiếp cần nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu.
b/ VD2: Truyện Lợn cưới- áo mới.
H.Vậy em hiểu ntn về việc tuân thủ phương châm về lượng trong giao tiếp?
.
+ Khái quát trả lời, HS khác bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ 1sgk.
- Làm BT nhanh.
=> Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa và không thiếu.
-Bài hoc: Tuân Thủ phương châm về lượng trong giao tiếp là phải nói cho có nội dung, k0 thiếu, k0 thừa.
2/ Ghi nhớ/T9
* GV hướng dẫn HS làm BT 1/10.
H. Gọi đọc, nêu yêu cầu BT 1, gọi trả lời ?
- 2 câu đều mắc một loại lỗi đó là sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm phần nội dung.
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b. Thừa cụm từ “có 2 cánh” vì tất cả các loài chim đều có 2 cánh.
* Bài 1/10.
II. Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất (10p )
II.HS tìm hiểu phương châm về chất
II. Phương châm về chất:
* Gọi HS đọc truyện SGK 10 
H. Truyện cười Việt Nam thường nhắn gửi ý nghĩa phê phán, đả kích. Truyện cười này nhằm phê phán thói xấu nào?
GV. Đưa lí do không xác thực sẽ ảnh hưởng tới bạn và như vậy là nói dối.
H. Vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
+ Đọc, nghe.
- HS đọc và nghiên cứu ngữ liệu.
- Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
- Yếu tố gây cười là quả bí khổng lồ( Cả 2 anh chàng trong truyện đều nói những điều mà ngay chính mình còng không tin là có thật).
-> phê phán tính nói khoác
1. Ví dụ. Truyện “Quả bí khổng lồ”.
- Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật.
*GV đưa ra tình huống : 
H1. Nếu không biết chắc chắn một tuần nữa lớp mình tổ chức đi cắm trại thì em có thông báo với các bạn cùng lớp không ? Vì sao ? 
H2. Nếu không biết chắc chắn bạn mình vì sao nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì bị ốm không ?
H3.Trong thực tế đã bao giờ em nói những điều mà không có bằng chứng xác thực chưa ? Nếu nói như vậy sẽ gây hậu quả gì ?
+ Suy nghĩ, lí giải tình huống.
- Không ® Vì nếu có thay đổi ® ảnh hưởng đến các bạn.
+ Gây hậu quả không tốt ®. sẽ làm sai sự thật dẫn tới hiểu lầm; tự mình sẽ làm mất lòng tin, danh dự của bản thân.
+ Đưa ra những ý kiến khác nhau
H. Em hiểu phương châm về chất là ntn ?
* GV khái quát, rút ghi nhớ, gọi đọc ghi nhớ?
* GV củng cố kiến thức bài học bằng BTTN từ câu 18-20/SBTTN/16-17
+ Nêu theo nội dung bài, 1HS đọc ghi nhớ 2, cả lớp ghi nhanh vào vở.
- Làm BTTN, trả lời cá nhân, HS khác nhận xét
2. Ghi nhớ 2/10.
- Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật.
- Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu : Luyện tập kiến thức
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
 - Kĩ thuật: động não
III. HD HS luyện tập	
III. HS luyện tập
III. Luyện tập
*GV gọi đọc, gọi điền nhanh trên bảng phụ , GV sửa chữa.
+ Đọc, suy nghĩ, cá nhân lên bảng điền nhanh, cả lớp theo dõi nhận xét.
a/ Điền: Nói có căn cứnói có sách, mách có chứng.
b/ Nói sai sự thậtnói dối.
c/ Nói một cách hú hoạnói mò.
d/ Nói nhảm nhínói nhăng nói cuội.
e/ Nói khoác lác,...nói trạng.
=> Những cách nói trên liên quan đến phương châm về chất.
Câu a: tuân thủ, câu b, c, d, e vi phạm phương châm hội thoại về chất
2. Bài 2/10-11.
* Gọi đọc, nêu yêu cầu BT3 ? 
- GV gọi trả lời, GV chữa
+ Đọc, suy nghĩ, xác định yêu cầu. Các bàn trao đổi, tìm phương án trả lời.
- Truyện không tuân thủ yêu cầu của phương châm về lượng.
- Thừa cụm từ làm câu hỏi: “Rồi có nuôi được không?”
2. Bài 3. Xác định phương châm hội thoại được tuân thủ.
* Gọi đọc, nêu yêu cầu BT4 ?
- GV chia làm 4 nhóm thảo luận theo 2 phần, gọi đại diện trả lời, gọi nhận xét, GV sửa.
-HS đọc, nêu yêu cầu, thảo luận theo 4 nhóm theo2 dãy bàn, trả lời, nhận xét, bổ sung.
- đôi khi người nói phải dùng các cách diễn đạt sau:
a. như tôi được biếtvì khi giao tiếp để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải diễn đạt như vậy nhằm báo cho người nghe biết là: tính xác thực của nhận định và thông báo đó chưa được kiểm chứng.
b. như tôi đã trình bàynhằm để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó hay giả định là mọi người được biết. Khi đó để đảm bảo phương châm về lượng người nói phải dùng những cách trên để báo cho người nghe biết việ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_ban_3_cot.doc