Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 10 - Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Phương pháp kí hiệu:

+ Đối tượng thể hiện: Các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như các trung tâm

công nghiệp, các mỏ khoáng sản

+ Cách thể hiện: Những kí hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối

tượng đó phân bố trên bản đồ.

+ Có 3 dạng kí hiệu chính: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.

- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động:

+ Đối tượng thể hiện: Sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (hướng gió, dòng

biển ) và các hiện tượng kinh tế - xã hội

(các luồng di dân, vận chuyển hàng hóa.) trên bản đồ.

+ Sự di chuyển của các hiện tượng được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng di chuyển.

- Phương pháp chấm điểm:

+ Đối tượng thể hiện: Các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ như các điểm

dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi

+ Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện bằng các điểm chấm. Trên bản đồ, mỗi điểm

chấm đều có một giá trị nào đó.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ:

+ Đối tượng thể hiện: Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lý trên một đơn vị lãnh

thổ (đơn vị hành chính).

+ Cách thể hiện: Sử dụng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó trên bản

đồ.

pdf 5 trang quyettran 13/07/2022 23660
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 10 - Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 10 - Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 10 - Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
1 
NHÓM GIÁO VIÊN ĐỊA 
Trường: 
Tổ: Địa Lí 
Ngày: 7/9 – 12/9 
 Họ và tên giáo viên: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN 
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 10 
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. MỤC TIÊU 
1. Yêu cầu cần đạt: 
Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ 
 - Phương pháp kí hiệu: 
 + Đối tượng thể hiện: Các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như các trung tâm 
công nghiệp, các mỏ khoáng sản 
 + Cách thể hiện: Những kí hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối 
tượng đó phân bố trên bản đồ. 
 + Có 3 dạng kí hiệu chính: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình. 
 - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: 
 + Đối tượng thể hiện: Sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (hướng gió, dòng 
biển) và các hiện tượng kinh tế - xã hội 
 (các luồng di dân, vận chuyển hàng hóa..) trên bản đồ. 
 + Sự di chuyển của các hiện tượng được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng di chuyển. 
 - Phương pháp chấm điểm: 
 + Đối tượng thể hiện: Các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ như các điểm 
dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi 
 + Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện bằng các điểm chấm. Trên bản đồ, mỗi điểm 
chấm đều có một giá trị nào đó. 
 - Phương pháp bản đồ - biểu đồ: 
 + Đối tượng thể hiện: Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lý trên một đơn vị lãnh 
thổ (đơn vị hành chính). 
 + Cách thể hiện: Sử dụng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó trên bản 
đồ. 
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công 
nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh 
ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu. 
2 
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
3.1. Ổn định: 
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) 
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về vai trò của bản đồ, phương pháp thể hiện trên 
bản đồ đã được học. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK. 
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời 
câu hỏi GV đưa ra. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ công nghiệp Việt Nam, yêu cầu HS 
quan sát và trả lời câu hỏi: Để thể hiện cho các đối tượng tượng địa lí trên bản đồ (các trung 
tâm CN...) người ta làm thế nào? 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS 
vào bài học mới. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí 
trên bản đồ 
a) Mục đích: Biết được đối tượng biểu hiện, các dạng và khả năng biểu hiện của phương 
pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm và phương 
pháp bản đồ, biểu đồ. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo 
yêu cầu của GV. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 
Phương pháp 
Đối tượng biểu 
hiện 
Khả năng biểu hiện Ví dụ 
Kí hiệu 
 + Kí hiệu hình học. 
 + Kí hiệu chữ. 
 + Kí hiệu tượng hình. 
Là các đối tượng địa 
lí phân bố theo 
những điểm cụ thể. 
Vị trí, số lượng, cấu 
trúc, chất lượng và 
động lực phát triển của 
đối tượng địa lí. 
Điểm dân cư, hải 
cảng, mỏ khoáng 
sản... 
Kí hiệu đường 
chuyển động 
Là sự di chuyển của 
các đối tượng, hiện 
tượng Địa lí. 
Hướng, tốc độ, số 
lượng, khối lượng của 
các đối tượng di 
chuyển. 
Hướng gió, dòng 
biển, luồng di 
dân... 
Chấm điểm 
Là các đối tượng, 
hiện tượng địa lí 
phân bố phân tán, lẻ 
tẻ. 
Sự phân bố, số lượng 
của đối tượng, hiện 
tượng địa lí. 
Số dân, đàn gia 
súc... 
3 
Bản đồ, biểu đồ 
Là giá trị tổng cộng 
của một hiện tượng 
địa lí trên một đơn vị 
lãnh thổ. 
Thể hiện được số 
lượng, chất lượng, cơ 
cấu của đối tượng. 
Cơ cấu cây 
trồng, thu nhập 
GDP của các 
tỉnh, thành phố... 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK 
kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập: 
PHIẾU HỌC TẬP 
Phương pháp Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện Ví dụ 
Kí hiệu 
Kí hiệu đường chuyển động 
Chấm điểm 
Bản đồ, biểu đồ 
 + Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả năng 
thể hiện) 
 + Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp kí hiệu đường chuyển động (đối tượng thể hiện, cách 
thể hiện, khả năng thể hiện) 
 + Nhóm 3: Tìm hiểu về phương pháp chấm điểm (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, khả 
năng thể hiện) 
 + Nhóm 4: Tìm hiểu về phương pháp bản đồ - biểu đồ (đối tượng thể hiện, cách thể hiện, 
khả năng thể hiện) 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết 
quả hoạt động và chốt kiến thức. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành 
các kĩ năng mới cho HS 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả 
lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: 
Câu 1. Đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? 
A. Hải cảng. B. Hòn đảo. 
C. Các dãy núi. D. Đường biên giới. 
Câu 2. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp 
A. kí hiệu. B. nền chất lượng. 
C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ. 
Câu 3. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng 
phương pháp đường chuyển động? 
A. Hướng gió. B. Dòng biển. 
4 
C. Dòng sông. D. Hướng bảo. 
Câu 4. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương 
pháp kí hiệu đường chuyển động là 
A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá. B. biên giới, đường giao thông. 
C. các luồng di dân, các luồng vận tải. D. các nhà máy, đường giao thông. 
Câu 5. Phương pháp chấm điểm không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng 
A. cơ cấu. B. sự phân bố. 
C. số lượng. D. chất lượng. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức 
có liên quan. 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được để phân tích các phương 
pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả 
lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: 
* Câu hỏi 1: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những 
chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản 
đồ. 
 * Câu hỏi 2: Quan sát hình 2.3 cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu 
hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ. 
 * Câu hỏi 3: Quan sát hình 2.4, hãy cho biết: Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng 
những phương pháp nào? Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người? 
* Trả lời câu hỏi: 
 - Câu hỏi 1: 
 + Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh Các nhà máy thủy 
điện ở Hòa Bình, ở Đa Nhim, thấy được các trạm 220 KV, 500 KV 
 + Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện 
còn đang xây dựng. 
 - Câu hỏi 2: 
 + Thấy được hướng chuyển động của các loại gió, bão. 
 + Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta 
 - Câu hỏi 3: 
 + Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu 
đến 8 triệu. 
 + Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi điểm chấm tương 
ứng 500.000 người. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
5 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức 
có liên quan. 
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn 
mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi 1,2 SGK 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị bài mới: 
 + Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học tập, đời sống 
 + Tìm hiểu phương SD bản đồ, Atlat trong quá trình học địa lí trên cơ sở bản đồ, 
Atlat địa lí 
 + Tìm hiểu phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat trong quá trình học địa lí. 
+ Công cụ: Câu hỏi tình huống: “ Quan sát hình 2.4, hãy cho biết: Các đối tượng địa 
lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào? Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng 
bao nhiêu người? 
Gợi ý đáp án và thang điểm 
Ý Nội dung Điểm 
1 
Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh 
Các nhà máy thủy điện ở Hòa Bình, ở Đa Nhim, thấy được các trạm 
220 KV, 500 KV 
1,0 
2 
+ Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những 
nhà máy thủy điện còn đang xây dựng. 
1,0 
3 + Thấy được hướng chuyển động của các loại gió, bão. 2,0 
4 + Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta 2,0 
5 
 + Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 
triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu. 
2,0 
6 
 + Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, 
mỗi điểm chấm tương ứng 500.000 người. 
2,0 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_dia_li_lop_10_mot_so_phuong_phap_bieu_hien.pdf