Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Địa lý 6 Trường THCS
Từ trước tới nay đã có rất nhiều học sinh cho rằng môn Đia lí là môn phụ vì vậy các em rất ít đầu tư vào học tập, chỉ học đại khái cho đạt điểm trung bình mà thôi.
Trong thời kì mới, khoa học ngày càng phát triển, đặc biệt thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, rất nhiều những thành tựu khoa học được ứng dụng vào thực tế cuộc sống và sản xuất. Nhưng sự phát triển của khoa học - kĩ thuật cũng đem lại nhiều vấn đề tác hại đến đến môi trường, sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người.
Môn Địa lí trường THCS sẽ cung cấp cho các em những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất, về môi trường sống của con người, về những hoạt động của con người trên Trái Đất. Bước đầu giúp các em hình thành thế giới quan khoa học, có tư tưởng, tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lí đã học vào thực tiễn cuộc sống sao cho phù hợp với môi trường xung quanh và thực tế đất nước. Để đáp ứng được mục đích trên, người giáo viên cần phải biết vận dụng phương pháp dạy học trực quan làm nòng cốt. Thông qua việc sử dụng trực quan, học sinh được quan sát và nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu, khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Phương pháp dạy học trực quan rất đa dạng, phong phú, vì vậy người giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo, hợp lý từng phương pháp trực quan khác nhau vào những bài học cụ thể nhằm dạt kết quả dạy học cao nhất, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
Từ việc không đồng tình với những quan điểm chủ quan của học sinh về môn học, bản thân tôi thấy mình cần có trách nhiệm xác đinh cho học sinh hiểu mục đích, tác dụng của môn học đối với cuộc sống nói chung và đối với học sinh nói riêng. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụmg kênh hình trong dạy học Địa lí 6 ở trường THCS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Địa lý 6 Trường THCS
phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học địa lý 6 trường thcs ------------------------------------------------ A. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài : Từ trước tới nay đã có rất nhiều học sinh cho rằng môn Đia lí là môn phụ vì vậy các em rất ít đầu tư vào học tập, chỉ học đại khái cho đạt điểm trung bình mà thôi. Trong thời kì mới, khoa học ngày càng phát triển, đặc biệt thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, rất nhiều những thành tựu khoa học được ứng dụng vào thực tế cuộc sống và sản xuất. Nhưng sự phát triển của khoa học - kĩ thuật cũng đem lại nhiều vấn đề tác hại đến đến môi trường, sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người. Môn Địa lí trường THCS sẽ cung cấp cho các em những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất, về môi trường sống của con người, về những hoạt động của con người trên Trái Đất. Bước đầu giúp các em hình thành thế giới quan khoa học, có tư tưởng, tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng kiến thức địa lí đã học vào thực tiễn cuộc sống sao cho phù hợp với môi trường xung quanh và thực tế đất nước. Để đáp ứng được mục đích trên, người giáo viên cần phải biết vận dụng phương pháp dạy học trực quan làm nòng cốt. Thông qua việc sử dụng trực quan, học sinh được quan sát và nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu, khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Phương pháp dạy học trực quan rất đa dạng, phong phú, vì vậy người giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo, hợp lý từng phương pháp trực quan khác nhau vào những bài học cụ thể nhằm dạt kết quả dạy học cao nhất, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Từ việc không đồng tình với những quan điểm chủ quan của học sinh về môn học, bản thân tôi thấy mình cần có trách nhiệm xác đinh cho học sinh hiểu mục đích, tác dụng của môn học đối với cuộc sống nói chung và đối với học sinh nói riêng. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụmg kênh hình trong dạy học Địa lí 6 ở trường THCS. 2. mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu về phương pháp dạy học trực quan để nhằm tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học của bộ môn . - Vận dụng việc khai thác kênh hình để kiểm tra kiến thức và rèn luyện kĩ năng, tạo thông tin hai chiều. - Thông qua học tập môn địa lí để tạo ra con người mới, năng động, có khả năng thích ứng với xã hội, hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu: - áp dụng đối với học sinh THCS nói chung. - Người thực hiện là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tại trường THCS . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu về cơ sở lý luận của phương pháp dạy học trực quan. - Sử dụng kênh hình vào khai thác thông tin hai chiều, tạo tình huống đưa học sinh vào làm chủ thể hoạt động, tạo tình cảm yêu mến bộ môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sách giáo khoa. - Giải pháp khắc phục và ý kiến đề xuất. B. Nôi dung: I. Cơ sở lý luận: Xã hội phát triển mạnh mẽ đòi hỏi nghành Giáo dục- Đào tạo phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích đào tạo con người mới, năng động sáng tạo, những chủ nhân tương lai của đất nước, phù hợp xu thế phát triển đi lên của đất nước. Mục tiêu của Giáo dục Việt Nam là: “ Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của công dân Việt Nam, tự chủ, năng động, sáng tạo có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có kĩ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tin và lòng tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có khả năng tự học, tự rèn, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”. Để đạt được mục tiêu đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh phải rèn luyện khả năng suy nghĩ, hoạt động tự chủ, năng động và sáng tạo. Từng bước áp dụng phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh . II. Cơ sở thực tiễn : 1. Tìm hiểu phương pháp dạy học trực quan : a. Khái niệm : Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng các đồ dùng trực quan nhằm gợi mở và hướng dẫn khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh. b. Vai trò của phương pháp dạy học trực quan: Phương pháp dạy học trực quan có vai trò rất quan trọng đối với việc dạy và học địa lí, đặc biệt là đối với dạy và học môn địa lí theo phương pháp đổi mới. Các phương tiện dạy học trực quan vừa là phương tiện để dạy học, nhưng nó vừa chứa đựng nguồn tri thức cụ thể cho học sinh khai thác. Các phương tiện dạy học trực quan được thể hiện thông qua phương pháp dạy học trực quan, giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng và nhớ lâu hơn, đặc biệt nó gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động . c. Các phương pháp trong phương pháp dạy học trực quan: - Phương pháp sử dụng bản đồ . - Phương pháp sử dụng tranh ảnh , hình vẽ. - Các phương pháp khác . 2. Định hướng việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan trong dạy học địa lí. Vai trò của phương tiện dạy học trực quan là cơ sở hình thành các biểu tượng địa lí và từ biểu tượng để đi đến khái niệm. Các thiết bị dạy học là điều kiện, phương tiện dạy học không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Đặc biệt trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, thiết bị dạy học lại càng có vai trò quan trọng, bởi chúng là cơ sở vật chất để giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động và tạo môi trường hoạt động cho học sinh nhất là trong quá trình thảo luận. Các thiết bị dạy học địa lý vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương tiện minh họa cho bài học, là nguồn kiến thức khi nó được sử dụng để khai thác kiến thức địa lí, là phương tiện minh họa khi nó được sử dụng để minh họa nội dung đã được thông báo trước đó. Tính trực quan trong phương tiện dạy học tạo cho học sinh có sự tin tưởng vào tính chân thực của sự vật được quan sát. Tuy nhiên bất kì sự tri giác thực sự nào cũng không thể diễn ra ngoài điều kiện tư duy tích cực. Nói một cách khác trong dạy học sử dụng các phương tiện trực quan thì ở bất cứ hoạt động tri giác nào cũng thống nhất với tư duy trìu tượng. Việc giảng dạy bằng phương tiện trực quan sẽ dẫn tới khái quát hóa, quy nạp. Như vậy, phương tiện trực quan trong dạy học có một chức năng quan trọng: Đó là làm chỗ dựa cho hoạt động tư duy, phát triển tư duy, phát triển trí tuệ. Phương tiện dạy học là một nguồn kiến thức quan trọng mà trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người học dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên khai thác tìm hiểu, từ đó những tri thức cần thiết phục vụ cho việc nhận thức các mối quan hệ, các khái niệm, các quy luật địa lí. Sử dụng các phương tiện dạy học địa lí, yêu cầu giáo viên phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng khai thác tri thức từ nguồn tri thức khác nhau như bản đồ, bảng thống kê, các số liệu, lát cắt, sơ đồ hình vẽ , sách giáo khoa và các phương tiện khác. Chính nhờ vào các kĩ năng đó, học sinh có thể độc lập làm việc với các nguồn tri thức khác nhau để nhận thức nội dung học tập. 3/ Thực trạng dạy và học trực quan ở trường THCS . a. Về phía giáo viên : Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào dạy học ở hầu hết ở các trường, thường xuyên kiểm tra sổ kí mượn, trả thiết bị, buộc giáo viên phải mượn thiết bị dạy học để dạy. Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã thực sự có chất lượng hay không. Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề là vẫn còn nhiều giáo viên có mượn dụng cụ trực quan, nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua loa, nên vai trò và chức năng của dụng cụ trực quan bị hạn chế rất nhiều mà dụng cụ trực quan là yếu tố quyết định trong dạy học địa lí. Vì những lý do trên nên kết quả dạy và học theo phương pháp mới vẫn chưa cao. Đối với trường THCS hiện nay các dụng cụ trực quan được cung cấp nhiều hơn, cùng với việc có riêng phòng bộ môn địa lí nên việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy và học cũng có những thuận lợi đáng kể nên chất lượng dạy và học được nâng lên một bước. b. Về phiá học sinh : Do quan niệm là môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian nhiều cho việc học tập bộ môn. Nhiều phụ huynh cũng có cùng quan niệm với các em. Mặt khác kiến thức địa lí khá trìu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hôị rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ít thích học. Nhiều em học mang tính chất đối phó, học địa lí nhưng chưa hiểu để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn, Vì những lý do trên nên kết quả học tập môn địa lí nhìn chung còn chưa cao . 4. Giải pháp khắc phục : Trong điều kiện dụng cụ trực quan còn chưa được cung cấp đồng bộ. Trước mắt giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình, tự thiết kế những đồ dùng đơn giản. Sưu tầm tranh ảnh minh họa, đặc biệt sử dụng quả địa cầu dạy được rất nhiều bài, cung cấp được rất nhiều thông tin cho học sinh hoặc vẽ những sơ đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to để sử dụng và chuyển chúng sang dạng hình vẽ, sơ đồ, lược đồ câm để kiểm tra kiến thức. Như vậy việc chuẩn bị trước của giáo viên là rất quan trọng, giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ nội dung bài dạy để sáng tạo cho mình những dụng cụ trực quan phù hợp sinh động nhất. Đối với những dụng cụ trực quan đã có sẵn chúng ta cần khai thác trịêt để lượng kiến thức cho phép trong dụng cụ trực quan đó phát huy vai trò của dụng cụ trực quan của kênh hình và kênh chữ trong một bài học, chú trọng vào chất lượng dạy và học, lựa chọn phương pháp phù hợp cần kết hợp giữa khai thác, kiểm tra và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. III. Việc sử dụng kênh hình trong dạy học môn địa lí 6 trường trung học cơ sở. 1. Một số vấn đề trong dạy học địa lí 6. Môn địa lí 6 được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, thông tin đã được lựa chọn nên giáo viên phải tổ chức học tập, phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập tạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh. Những tranh ảnh, hình vẽ trong sách giáo khoa không đơn thuần chỉ là minh họa cho bài giảng mà chúng còn gắn bó hữu cơ với bài học là một phần không thể thiếu được trong nội dung bài học. Ví dụ: Bài 1 “Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái đất Khi dạy mục1: Vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời. Nếu chỉ đơn thuần khai thác kênh chữ thì cả giáo viên và học sinh sẽ vô tình bỏ qua vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời. Như vậy phần quan trọng nhất trong mục sẽ bị bỏ qua.Trong phần này kênh hình đã thể hiện đầy đủ nội dung cơ bản của mục 1. Chỉ bằng một câu hỏi: Quan sát H1 em hãy kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt trời và cho biết Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt trời tính theo thứ tự xa dần Mặt trời ? Học sinh sẽ quan sát H1 và dễ dàng trả lời được yêu cầu của giáo viên, sau đó giáo viên có thể tổng kết mục 1 như sau: - Trái đất là một trong 8 hành tinh của hệ Mặt trời. - Trái đất đứng vị trí thứ 3 tính theo thứ tự xa dần Mặt trời. Như vậy kênh hình đã được giáo viên sử dụng tối đa, triệt để, để khai thác kiến thức. Từ thực tế trên thì công việc chuẩn bị bài giảng ở nhà của giáo viên là tối quan trọng, mang tính khoa học cao, hình vẽ, sơ đồ, lược đồ phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ quan sát, câu hỏi phải gãy gọn, hàm ý rõ ràng, kích thích sự tìm tòi, hứng thú học tập của học sinh.Giáo viên không chỉ đơn thuần dạy bằng những thiết bị có sẵn, mà còn phải sáng tạo ra những hình vẽ đơn giản, sưu tầm tranh ảnh, minh họa tổ chức hoạt động có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh. Khi dạy giáo viên cần tận dụng việc khai thác kiến thức kết hợp kiểm tra kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. 2. Một số ví dụ cụ thể. Ví dụ 1: Bài 8: Sự chuyển động trái đất quanh mặt trời. * Khi dạy mục1: Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. - Khai thác kiến thức qua H23: Sự vận động của trái đất quanh Mặt Trời Quan sát hình trên hãy cho biết: + Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? + Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục trái đất ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí * Khi dạy mục 2: Hiện tượng các mùa. - Khai thác kiến thức qua H23: Quan sát hình trên cho biết: + Trong ngày 21/3 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời? Nửa cầu đó là mùa gì? (Xuân, Hạ, Thu, Đông). + Trong ngày 23/9 nửa cầu nào ngả về phía mặt trời ? Nửa cầu chếch xa mặt trời có mùa gì? + Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía mặt trời như nhau vào các ngày nào? + Khi đó ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất? - Kiểm tra kiến thức: + Điền vào hình vẽ : Trục trái đất , hướng chuyển động quanh trục của Trái đất ở cả 4 vị trí, ngày tháng và vị trí của các ngày Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí? + Hướng chuyển động của trái đất quanh mặt trời? + ở vị trí khác nhau thì mỗi nửa cầu có mùa gì? Các mùa ở nửa cầu Bắc ở các vị trí Xuân phân và Thu phân ? (Giáo viên có thể tổ chức chơi trò chơi hoặc ghép ô chữ). Ví dụ 2: Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất . * Khi dạy mục1: Cấu tạo bên trong của trái đất.(hình vẽ) Cấu tạo bên trong của trái đất - Khai thác kiến thức: + Dựa vào hình trên hãy trình bày cấu tạo bên trong của Trái đất? + Dựa vào bảng SGK trình bày từng đặc điểm cụ thể? - Kiểm tra kiến thức: + Điền vào ô trống trong các hình vẽ dưới đây tên các lớp cấu tạo của trái đất? - Rèn luyện kĩ năng: + Quan sát, đọc, trình bày các đối tượng địa lí trên hình vẽ? Ví dụ 3: Bài 20 : Hơi nước trong không khí, Mưa. * Khi dạy mục 1 : Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất. - Khai thác kiến thức : Giáo viên nên tự minh họa bằng hình vẽ sáng tạo Dựa vào hình 53: + Nhận xét lượng mưa qua biểu đồ? b- Bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới . Quan sát hình b và cho biết: + Những khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm ? + Những khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 2000 mm ? + Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới ? - Kiểm tra kiến thức: Sử dụng hình a và b để kiểm tra kiến thức và đặt câu hỏi, nêu nhận xét ? - Rèn luyện kĩ năng: Quan sát, đọc, phân tích các mối liên hệ, làm quen với số liệu, kĩ năng trình bày kiến thức bằng bản đồ, biểu đồ, hình vẽ. IV. Kết quả thực nghiệm và ý kiến đề xuất: 1. Kết quả thưc nghiệm: a. Về kiến thức: Thông qua quan sát mô hình, hình vẽ, lược đồ, bản đồ và vận dụng các mô hình, hình vẽ để chuyển hóa thành trò chơi, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận thông tin địa lý nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được vững vàng hơn và buớc đầu học sinh yêu thích học tập bộ môn hơn, giờ học sôi nổi hơn . Về mặt kĩ năng học sinh đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lý như: Quan sát, mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng địa lý, biết lập những sơ đồ đơn giản, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thiên nhiên môi trường xung quanh, bổ sung kiến thức địa lý cho mình. Giải thích được các hiện tuợng tự nhiên đơn giản và vận dụng vào thực tế đời sống sản xuất tại địa phương. Rèn luyện cho học sinh khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin địa lý. b. Về thái độ tình cảm: Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường. có niềm tin vào khả năng của con người để chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống. Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh “Xanh - Sạch - Đẹp ” môi trường sống trong lành. Giữ gìn vệ sinh trường, lớp, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trường học . 2. Đề xuất ý kiến : Trong điều kiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay việc sử dụng đồ dùng dạy học là không thể thiếu. Các thiết bị dạy học cần được cung cấp đầy đủ, đồng bộ. Tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều thời gian vào việc nghiên cứu các tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy tốt hơn . Về phía giáo viên cũng cần đề cao vai trò dạy học trực quan, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên, nghiêm túc, triệt để, sáng tạo nhằm đưa chất lượng dạy - học ngày một cao hơn . C. Kết luận: Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học tích cực, cơ bản nhất trong dạy học địa lí. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo hứng thú học tập địa lí. Nắm được phương pháp học tập môn địa lí, học sinh có thể tự khai thác, tìm tòi kiến thức để bổ sung cho nguồn tri thức địa lí của mình thêm phong phú, tạo nên những năng lực cần thiết để sau này học sinh trở thành người lao động sáng tạo, năng động, hòa nhập với nhịp sống hiện nay. Việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 6 là một vấn đề quan trọng trong dạy học địa lí, vì chương trình địa lí 6 mang tính cung cấp thông tin, thông qua các hình vẽ, ảnh, sơ đồ và một số lược đồ đơn giản. Kênh hình trong dạy học địa lí 6 khá hoàn chỉnh, mang nhiều lượng kiến thức cơ bản của bài học, có mối quan hệ hữu cơ với bài học. Như vậy kênh hình sách giáo khoa địa lí 6 phải được sử dụng tối đa để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức. Tóm lại: Phương pháp dạy học trực quan trong địa lí và việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 6 là phương pháp tối ưu cho giáo viên. Đồi hỏi giáo viên phải vận dụng sáng tạo vào từng chương, từng bài, từng tiết học sao cho phù hợp nhằm phát huy ưu thế của phương pháp này và nâng cao tính khoa học trong dạy học địa lý. Trên đõy là những ý kiến chủ quan của cá nhân tôi từ thực tiễn giảng dạy. Chắc còn nhiều thiếu sót, nhiều điểm chưa hợp lý, câu từ còn chưa thuyết phục. Rất mong được đồng nghiệp đóng góp ý kiến, cùng xây dựng một phương pháp dạy học hoàn thiện hơn, phù hợp thực tế địa phương hơn nữa. Mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn địa lí trong trường THCS với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và của đất nước . Xin chân thành cảm ơn ! Ngày tháng năm. Giáo viên thực hiện
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_truc_quan_va_viec.doc