Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học nêu vấn đề môn Địa Lý 10

Môn Địa lý có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ. Môn học trang bị cho các em kiến thức về các giá trị nhân văn, cách ứng xử của con người với môi trường xung quanh, vai trò của môi trường với con người. Các quy luật phân bố dân cư và sự phát triển KT-XH.

Nhưng những nhận thức sai lệch về chức năng và vị trí của Địa lý trong đời sống xã hội và cả trong giáo dục dẫn tới các phương pháp học tập bộ môn không đúng. Hệ quả là sự giảm sút chất lượng bộ môn, học sinh không hứng thú say mê môn học, có những nhận thức sai lầm về quy luật tự nhiên, không hiểu rõ về bản chất của hiện tượng tự nhiên, bản chất của sự phân bố dân cư cũng như sự phát triển KT-XH.

Đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm và đối với người giáo viên sau mỗi tiết dạy cũng phải trăn trở, tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp cho cá nhân mình để làm sao thu hút được sự chú ý của học sinh và đem lại được kết quả cao nhất. Đồng thời mang một nét đặc trưng riêng của bộ môn. Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự năng động và sáng tạo nên học sinh cần phát triển được năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học. Cá nhân mỗi học sinh phải có con mắt nhìn đúng đắn, có khả năng thích ứng, năng động tự chủ phát huy năng lực bản thân. Ngày nay, với sự phát triển thông tin, vi tính đã kích thích các em luôn có sự tìm tòi khám phá những điều mới lạ, sự tiếp thu kiến thức của các em không dừng lại ở việc truyền đạt từ phía thầy mà các em luôn muốn được tham gia vào các trò chơi, giúp các em độc lập, chủ động, tích cực, tự giác nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng Địa lý. Để từ đó các em sẽ tự mình đi sâu tìm hiều kiến thức một cách tự nhiên. Làm thế nào để học sinh thích thú học tập và khám phá kiến thức Địa lý? Đây là câu hỏi của nhiều giáo viên giảng dạy Địa lý tâm huyết với nghề. Với tôi cũng vậy qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy cần phải đa dạng hoá hình thức dạy dưới nhiều phương pháp khác nhau: Dán thông tin vào bản đồ trống, trò chơi giải ô chữ, đoán từ rồi sắp xếp vào ô cho hợp lý, tìm những câu thơ, câu hát, sơ đồ hoá kiến thức. để thu hút được sự chú ý của học sinh nhiều hơn. Hiệu quả bài giảng sẽ cao hơn.

 

doc 26 trang quyettran 13/07/2022 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học nêu vấn đề môn Địa Lý 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học nêu vấn đề môn Địa Lý 10

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học nêu vấn đề môn Địa Lý 10
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Môn Địa lý có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ. Môn học trang bị cho các em kiến thức về các giá trị nhân văn, cách ứng xử của con người với môi trường xung quanh, vai trò của môi trường với con người. Các quy luật phân bố dân cư và sự phát triển KT-XH.
Nhưng những nhận thức sai lệch về chức năng và vị trí của Địa lý trong đời sống xã hội và cả trong giáo dục dẫn tới các phương pháp học tập bộ môn không đúng. Hệ quả là sự giảm sút chất lượng bộ môn, học sinh không hứng thú say mê môn học, có những nhận thức sai lầm về quy luật tự nhiên, không hiểu rõ về bản chất của hiện tượng tự nhiên, bản chất của sự phân bố dân cư cũng như sự phát triển KT-XH.
Đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm và đối với người giáo viên sau mỗi tiết dạy cũng phải trăn trở, tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp cho cá nhân mình để làm sao thu hút được sự chú ý của học sinh và đem lại được kết quả cao nhất. Đồng thời mang một nét đặc trưng riêng của bộ môn. Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự năng động và sáng tạo nên học sinh cần phát triển được năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học. Cá nhân mỗi học sinh phải có con mắt nhìn đúng đắn, có khả năng thích ứng, năng động tự chủ phát huy năng lực bản thân. Ngày nay, với sự phát triển thông tin, vi tính đã kích thích các em luôn có sự tìm tòi khám phá những điều mới lạ, sự tiếp thu kiến thức của các em không dừng lại ở việc truyền đạt từ phía thầy mà các em luôn muốn được tham gia vào các trò chơi, giúp các em độc lập, chủ động, tích cực, tự giác nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng Địa lý. Để từ đó các em sẽ tự mình đi sâu tìm hiều kiến thức một cách tự nhiên. Làm thế nào để học sinh thích thú học tập và khám phá kiến thức Địa lý? Đây là câu hỏi của nhiều giáo viên giảng dạy Địa lý tâm huyết với nghề. Với tôi cũng vậy qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy cần phải đa dạng hoá hình thức dạy dưới nhiều phương pháp khác nhau: Dán thông tin vào bản đồ trống, trò chơi giải ô chữ, đoán từ rồi sắp xếp vào ô cho hợp lý, tìm những câu thơ, câu hát, sơ đồ hoá kiến thức... để thu hút được sự chú ý của học sinh nhiều hơn. Hiệu quả bài giảng sẽ cao hơn. 
I. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỚI CÁC GIẢI PHÁP
	Xuất phát từ thực tế trên và cũng do yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học Địa lý cùng với thực tế giảng dạy trên 10 năm tại trường THPT Lý Nhân Tông tôi đã thử nghiệm và đúc rút cho mình, cũng là một kinh nghiệm cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp với đề tài: “Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học nêu vấn đề môn Địa Lý 10”
Nội dung này rất rộng nhưng tôi chỉ xin trình bày một số bài của lớp 10 sau thực tế ba năm dạy chương trình thay sách giáo khoa 10.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Môn Địa lý là môn học có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bài học. Giữa các thành phần tự nhiên và các vấn đề KT-XH trong một lãnh thổ tạo nên một thể thống nhất. Mỗi thành phần ấy lại có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Đặc điểm là học Địa lý các đối tượng Địa lý được trải rộng theo không gian, người giáo viên không thể đưa học sinh tới tận nơi để quan sát tất cả các hiện tượng sự vật Địa lý đang diễn ra trên phạm vi trái đất.
 Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh chính là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy học sinh làm trung tâm.
 Dạy học giải quyết vấn đề là dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của phương pháp này là tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề đó. Nhờ vậy nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học.
 Dạy học theo cách giải quyết vấn đề giúp học sinh liên hệ và sử dụng những tri thức đã có trong việc tiếp thu tri thức mới cũng như tạo được mối liên hệ giữa những tri thức khác. Thông qua đó học sinh có thể giải thích được các sự sai khác giữa lý thuyết và thực tiễn, những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy trong quá trình học tập.
 Dạy học giải quyết vấn đề giúp học sinh thấy rõ trách nhiệm về việc học tập của bản thân, phát triển được các kĩ năng viết và kĩ năng diễn đạt, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, phát triển năng lực giao tiếp xã hội. Sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học tập làm tăng cường niềm vui và khả năng của bản thân đối với việc lĩnh hội kiến thức nên làm tăng cường động cơ học tập.
 Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là “Tình huống có vấn đề” hoặc “Tình huống học tập”. Qua thực tế giảng dạy cho thấy: Tư duy của học sinh chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề, tức là ở đâu không có vấn đề thì ở đó không có tư duy. Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ. Do đó, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là tiếp thu tri thức mới, nhận thức mới hoặc phương pháp hành động mới.
 Dạy học giải quyết vấn đề phải dựa trên các yếu tố sau:
 - Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của học sinh.
 - Có sự kiếm tìm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.
 - Khả năng trí tuệ của học sinh thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực. Nó xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu của chính học sinh.
Đối với dạy học ở lớp 10 nói chung và ở môn Địa lý lớp 10 nói riêng việc dạy học để rèn luyện tính tích cực, tự lập của học sinh là hết sức cần thiết, góp phần hình thành ý thức tự giác học tập, say mê với bộ môn và nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, bản thân tôi trong quá trình dạy học đã thấy được việc rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học tạo tình huống có vấn đề là không thể thiếu trong các khâu lên lớp và tôi đã chọn chủ đề này để thử nghiệm trong quá trình dạy học, bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Vì thế, tôi đã mạnh dạn viết thành đề tài này để áp dụng cho các năm học sau của bản thân và đồng nghiệp trong giảng dạy Địa lý
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1.VỀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BỘ MÔN:
 Cơ bản đủ giáo viên theo biên chế, được đào tạo đạt và vượt chuẩn, có năng lực, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức chấp hành kỉ luật tốt và quan trọng là nắm được phương pháp giảng dạy, quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông qua các hoạt động dự giờ rút kinh nghiệm, soạn giáo án chung. Đặc biệt chú trọng đến đặc trưng của bộ môn là sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học khi lên lớp. Về vấn đề này nhóm bộ môn Địa lý luôn được Ban giám hiệu đánh giá là nhóm thực hiện tốt.
 2. VỀ HỌC SINH:
 Trong những năm gần đây việc học bộ môn Địa lý đã được học sinh quan tâm hơn, có đủ các phương tiện để phục vụ cho học tập đặc biệt là vở bài tập, sách tham khảo...
 Học sinh đã quen thuộc với cách học mới, tích cực chủ động hơn trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập, chuẩn bị bài mới. Qua kiểm tra và chấm vở bài tập của học sinh cho thấy phần lớn học sinh đã đầu tư thời gian cho việc làm bài tập, làm bài đầy đủ có chất lượng, chịu khó tìm tòi những kiến thức thực tế khi giáo viên yêu cầu.
 Tuy nhiên, việc học tập của học sinh vẫn còn một số tồn tại sau:
 - Một số ít học sinh còn lười học, thiếu tính tích cực chủ động trong học tập tập đặc biệt là trong việc hoạt động nhóm.
 - Một số học sinh không chịu khó trong việc làm bài tập ở nhà, thậm chí còn mượn vở bài tập của bạn để chép lại một cách thụ động.
 - Qua kết quả kiểm tra học kì I ở một số lớp tôi dạy kết quả kiểm tra như sau:
 LỚP
SĨ SỐ
ĐIỂM 0- 2
ĐIỂM 3- 4
ĐIỂM 5- 6
ĐIỂM 7- 8
ĐIỂM 9-10
SỐ BÀI > TB
TỶ LỆ > TB
10A1
46
4
3
20
13
8
42
91,3%
10A2
48
6
6
22
10
8
40
83,3%
10A3
46
6
3
13
22
2
37
80,4%
10A4
46
6
3
17
15
4
36
78,3%
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà người giáo viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức được tình huống, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.
 Các bước thực hiện như sau: 
 	1. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ.
 Trong một tiết lên lớp để tạo nên tình huống có vấn đề, trước hết cần: tìm hiểu vấn đề, sau đó xác định được vấn đề cần giải quyết, đưa ra những giả thiết khác nhau để giải quyết vấn đề, thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất, hiệu quả nhất.
 Ví dụ:
 Khi dạy bài “Lớp vỏ địa lí . Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí” Đây là một nôi dung khó học sinh phải so sánh sự khác nhau của lớp vỏ địa lí và lớp vỏ trái đất đồng thời phải khái quát được các sự vật, hiện tượng các yếu tố tự nhiên với những biến đổi của chúng trong tự nhiên thành quy luật tự nhiên. Giáo viên phải xây dựng được vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết là: 
 Câu1: Lớp vỏ địa lí khác lớp vỏ trái đất như thế nào?
 Câu 2: Vì sao không thể nói các vành đai đất theo độ cao ở miền núi không là bản sao của các đới đất theo vĩ tuyến?
 Câu 3: Quy luật địa ô khác quy luật đai cao ở chỗ nào?
 	Để giải quyết được vấn đề này học sinh phải dựa vào các hướng dẫn của GV để hoàn thành nội dung theo yêu cầu.
	Câu hỏi 1: Sự khác biệt Lớp vỏ địa lí khác lớp vỏ trái đất như thế nào GV cho học sinh hoàn thành vào phiếu học tập với những hướng dẫn sau:
TIÊU CHÍ
VỎ ĐỊA LÍ
VỎ TRÁI ĐẤT
Khái niệm
Chiều dày
Vị trí giới hạn
Cấu trúc
Cấu tạo
	Sau khi GV gîi ý häc sinh sÏ ®iÒn ®­îc c¸c néi dung vµo phiÕu vµ cö ®¹i diÖn tr×nh bÇy. GV sÏ gäi c¸c em kh¸c bæ sung, gãp ý vµ cuèi cïng GV chuÈn kiÕn thøc.
TIÊU CHÍ
VỎ ĐỊA LÍ
VỎ TRÁI ĐẤT
Khái niệm
Lớp bề mặt của tráI đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các thành phần vật chất giữa các quyển.
Lớp vỏ cứng ngoài cùng của trái đất.
Chiều dày
-ở lục địa: Khoảng 25 km
- ở đại dương: Khoảng 35 km
- 20-70 km
- 5-10 m
Vị trí 
giới hạn
Gồm thuỷ quyển, sinh quyển, tầng đối lưu và phần bên dưới tầng ô dôn, thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
Tầng trên của thạch quyển
cấu trúc
Phức tạp do sự tác động qua lại của các quyển.
ít phức tạp vì chủ yếu là đá
cấu tạo
Vật chất rắn lỏng khí
Vật chất rắn
 Câu 2: GV gợi ý học sinh những chỗ khác nhau cho thấy vì sao không thể nói các vành đai đất theo độ cao ở miền núi không là bản sao của các đới đất theo vĩ tuyến là có :
	- Sự khác nhau về bản chất.
	- Sự sắp xếp không gian.
	- Tính chất tác động của các nhân tố.
 Câu 3: GV gợi ý học sinh những chỗ khác nhau cho theo quy luật địa ô khác quy luật đai cao ở:
- Nguyên nhân.
- Sự biểu hiên của quy luật.
- Sự phân bố các vành đai.
 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành giải quyết từng vấn đề. Tùy theo từng nội dung cần giải quyết mà áp dụng mức độ phù hợp từ dễ đến khó, theo các cách sau:
 2.1. Mức độ 1: Nếu những nội dung giáo viên đưa ra khó học sinh không tự giải quyết được giáo viên nên áp dụng như sau: 
Giáo viên đặt vấn đề rồi nêu cách giải quyết.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
 Ví dụ1: 
 Khi dạy bài “Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển”
 Đây là nội dung không phải học sinh nào cũng biết, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn và nêu cách giải quyết vấn đề theo các bước sau: Gợi ý bằng các câu hỏi: Sóng có biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân hình thành sóng? Học sinh dựa vào quan sát thực tế hoặc qua ti vi sau đó đưa ra nhận xét sóng là hình thức dao động của khối nước biển theo chiều thẳng đứng. Có nhiều nguyên nhân hình thành lên mức độ dao động của sóng rất khác nhau vì vậy có nhiều loại sóng với tên gọi khác nhau. Học sinh có thể cho ví dụ cụ thể về các loại sóng: Như sóng bác đầu, sóng lừng hay sóng thầnVới phần này, giáo viên tự đánh giá kết quả trả lời của học sinh để khẳng định kiến thức.
 Ví dụ 2
 Khi dạy bài 5 “Vũ trụ hệ mặt trời và trái đất hệ quả chuyển động tự quay của trái đất” ở mục 3” Trái đất trong hệ mặt trời”
 Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh cách giải quyết
Câu hỏi:
 - Trái đất đứng yên hay đang chuyển động ?Trái đất có mấy chuyển đông? Kể tên? Học sinh sẽ dựa vào kiến thức thực tế kết hợp sách giáo khoa để trả lời là trái đất luôn chuyển động và không phải chỉ có một chuyển động mà trái đất còn đồng thời có tới 2 chuyển động là tự quay quanh mình và chuyển động tịnh tiến quanh mặt trời.
 2.2. Mức độ 2: Với câu hỏi ở mức độ khó hơn, thì:
 Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề.
 Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
 Ví dụ1 :
 Khi dạy Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển” GV đặt câu hỏi
	Sóng thần là thế nào ? Vì sao lại gọi là sóng thần ? Có phải thế lực của các thần linh tạo ra loại sóng này hay không ? Hay vì lí do nào khác ? Khi có sóng này trên biển sẽ sảy ra hiện tượng gì ? GV gợi ý học sinh những chỗ khác nhau giữa sóng thần và các loại sóng khác. Để giúp học sinh giải quyết được vấn đề này, giáo viên cần gợi ý cho học sinh thấy được sức gió, tốc độ gió và sau đó sẽ gây ra hậu quả gì. Với sự gợi ý đó, học sinh sẽ dễ dàng tổng hợp được nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả của sóng thần, hiểu rõ sự nguy hiểm của sóng thần đối với sự phát triển KT- XH của các nước ven biển , những khu vực hay có động đất, núi lửa và cả bão từ đó có biện pháp phòng tránh . 
 Ví dụ 2:
	Khi dạy bài 5 “Vũ trụ hệ mặt trời và trái đất hệ quả chuyển động tự quay của trái đất” 
	Vì sao khi chuyển động quanh trục trái đất lại sinh ra hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau? Và trong cùng một thời điểm trên trái đất ở mỗi vị trí khác nhau con người lại có cảm nhận về không gian và thời gian khác nhau? 
	Học sinh sẽ phải suy nghĩa và tìm hiểu nguyên nhân sâu sa của hiện tượng trên là do trái đất hình cầu và luôn chuyển động quanh trục nen ở mọi nơi trên trái đất đều lần lượt được mặt troìư chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối gây ra hiên tượng ngày đêm luân phiên nhau. Hay cũng vì trái đất hình cầu nên trong cùng thời điểm mỗi vị trí trên bề mặt trái đất sẽ nhận được ánh sáng và lượng bực xạ mặt trời khác nhau vì thế con người mới có cảm nhận về không gian và thời gian khác nhau nên mới có cách tính giờ và ngày trên trái đất
 2.3. Mức độ 3: 
 Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống.
 Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn giải pháp.
 Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần.
 Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
 Ví dụ 1:
 Khi dạy về ‘’ Sóng. Thuỷ triều. Dòng biển” giáo viên cung cấp cho học sinh một số thông tin về : Vị trí của nước Nhật Bản và các nước phía tây Thái Bình Dương . Là khu vực xen giữa các mảng kiên tạo Âu- Á - mảng Thái Bình Dương – mảng Phi Líp Pin.
 Sau khi cung cấp cho học sinh những thông tin trên, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về nguyên nhân Nhật Bản thường hay có ‘’sóng thần”. Học sinh dựa vào những hiểu biết thực tế về nước Nhật thông qua kiến thức bài cũ, thông qua các kênh thông tin : Báo đài, ti vi ... từ đó học sinh tự rút ra nhận thức: Nhật Bản là quốc gia thường xuyên có động đất, núi lửa phun trào nên cũng thường xuyên xảy ra hiên tượng sóng thần. GV có thể cung cấp thêm thông tin : Khu vực Tây Thái Bình Dương là khu vực nhiều sóng thần nhất. Trong 2500 năm qua trái đất sảy ra 355 trận sóng thần trong đó 308 trận phát sinh ở đây đặc biệt là ở khu vực bờ biển Nhật Bản rải tới In đô nê xi a và Phi Líp Pin.và để học sinh có khả năng liên hệ thực tế giáo viên có thể ra bài tập nối tiếp là về nhà các em hãy tìm hiểu tác hại của động đất sống thần đã từng sảy ra trên thế giới như trận động đất , sóng thần đã sảy ra năm 2005 ở khu vực nam Thái Bình Dương.hoặc năm 2006 ở Cô Bê Nhật bản. Hay trận động đất sảy ra vào tháng 12 năm ngoái ( 2011) ở Nhật Bản...
 Ví dụ 2: 
 Khi dạy bài 5“Vũ trụ hệ mặt trời và trái đất hệ quả chuyển động tự quay của trái đất” 
Giáo viên nêu tình huống:
 - Giả dụ trái đất đứng yên và không tự quay quanh trục điều gì sẽ sảy ra?
Học sinh sẽ thấy rằng một nửa trâi đất sẽ luôn sáng và nửa kia vĩnh viễn là bóng đêm bao phủ và như vậy sự sống rất khó có thể tồn tại và như thê sẽ không có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau cũng không cần thết phải tính giờ giữa các địa phương và không cần cả đường chuyển ngày quốc tế.điều đó sẽ đem đến vô vàn những bất lợi cho sự sống và quá trình phát triển sản xuất nếu có sự sống tồn tại.Như vậy sẽ kích thích các em thấy thêm yêu quý trái đất và có ý thức bảo vệ trái đất cũng như bảo vệ môi trường.
 Như vậy, trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết vấn đề được đặt ra. Bằng cách đó, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó, vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống mới.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI
1. CÁC BƯỚC CỦA DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. 1. Giải thích vấn đề. 
 Tất cả học sinh đều phải nắm được vấn đề giáo viên đưa ra, những điều mà một thành viên chưa rõ cần được các thành viên khác giải thích thông qua thảo luận để làm rõ vấn đề.
 1.2. Thu thập các vấn đề liên quan.
 Các thành viên trong nhóm cùng nhau thu thập các nội dung cần làm rõ nằm trong vấn đề cần giải quyết theo nhận thức của nhóm: Tập hợp các kiến thức được đưa ra, xác định rõ trọng tâm của nội dung cần đạt sau khi có sự thống nhất của nhóm.
 1.3. Tập hợp các ý kiến của nhóm.
 Tập hợp các kiến thức, những dự đoán của nhóm xung quanh vấn đề cần giải quyết và trình bày dưới hình thức mà cả nhóm dễ tiếp thu, theo dõi thông qua phiếu học tập hoặc các bảng biểu có liên quan.
 1.4. Xác định mục đích học tập cần đạt.
 Xác định những nội dung nào đã biết, những nội dung nào cần tìm hiểu, cùng nhau xác định rõ những mục tiêu học tập nhằm mở rộng những tri thức đã có.
 1.5. Tập hợp và thảo luận các nội dung đã nghiên cứu.
 1.6. Nhận xét rút kinh nghiệm về tiến trình, phương pháp làm việc của từng nhóm.
 (Có thể cho các nhóm đánh giá lẫn nhau hoặc giáo viên tự đánh giá).
 2. DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC.
 Thực tế dạy học cho thấy việc quan sát và khai thác kiến thức của học sinh đối với các thiết bị dạy học chỉ đạt hiệu quả nếu trước khi cho học sinh quan sát nhận xét, giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết nhằm giúp học sinh biết được cần phải quan sát cái gì? Phân tích nội dung gì? Giải thích nguyên nhân, nhận xét và khai thác kiến thức như thế nào?
 Trước khi học sinh tiến hành khai thác lược đồ, giáo viên cần đưa ra các yêu cầu sau:
Ví dụ: “ Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa”
Câu hỏi in nghiêng SGK: Dựa vào kiến thức đã học , hãy giải thích vì sao ven miền tây ĐTD của tay bắc châu Phi cũng nằm vĩ độ như nước ta nhưng có khí hậu nhiệt đới khô còn nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
GV cho HS quan sát bản đồ tự nhiên trên thế giới và đưa ra các câu hỏi gợi ý
? Tìm trên bản đồ các dòng biển của 2 khu vực cho biết đó là dòng biển gì? Loại gió gì?
? Vì sao có khu vực mưa nhiều lại có khu vực mưa ít?
? Giải thích Nguyên nhân ảnh hưởng tới lượng mưa? 
 Sau khi đã nắm được vấn đề cần giải quyết mà giáo viên đã định hướng trước, học sinh sẽ tập trung vào khai thác ngay nội dung chính để nắm nguyên nhân phân bố lượng mưa của hai khu vực.
 3. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về yêu cầu và mức độ nhận thức khác nhau đối với học sinh.
 Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy địa lý cho học sinh cần có các mức độ khác nhau : Từ đọc các đối tượng địa lý đến phân tích, so sánh, xác định các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. Các câu hỏi có tác dụng dẫn dắt học sinh biết, hiểu được đặc điểm đặc trưng của các đối tượng địa lý và có cách nhìn tổng hợp giữa các đối tượng địa lý qua các mối quan hệ giữa chúng. 
 Ví dụ: 
 Khi dạy bài: “ Địa lí ngành dịch vụ”Giáo viên cần đưa ra các câu hỏi:
- Dịch vụ là những ngành có đặc điểm như thế nào?
- Ngành dịch vụ khác ngành công nghiệp và nông nghiệp ở điểm nào? 
- Tại sao phải phát triển các ngành dịch vụ? Phát triển kinh tế có liên quan tới sự tăng trưởng nhanh của các ngành DV hay không?
- Các ngành DV phát triển sẽ có tác động như thế nào tới việc phát triển KT và đời sống xã hội?
	Những câu hỏi như vậy thể hiện rõ mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với nhau. Giữa ngành sản xuất với đời sống xã hội. Học sinh cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tích cực vận dụng các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế để trả lời câu hỏi.
 Để phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên phải dựa trên nội dung bài học, nội dung các thiết bị dạy học để nêu câu hỏi thành một số vấn đề cầc làm sáng tỏ và hướng dẫn học sinh tự làm việc với các phương tiện học tập. Giáo viên cần chú ý yêu cầu học sinh khai thác các nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi phương tiện, dựa vào đó để phân tích, đánh giá, so sánh, giải thích...trong suốt quá trình dạy học ở trên lớp, ở nhà và trong cả khi kiểm tra, đánh giá...
 Chúng ta biết rằng, các đối tượng, sự vật địa lý tồn tại trong những mối quan hệ chặt chẽ. Trong dạy học địa lý, để giúp học sinh hiểu được đặc trưng của các đối tượng, sự vật địa lý và hiểu được bản chất của những mối quan hệ đó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng kết hợp các nội dung kiến thức với thiết bị dạy học để đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận, giải quyết vấn đề giáo viên yêu cầu. Việc sử dụng kết hợp các loại phương tiện này sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh – giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức.
 Ví dụ: 
 Khi dạy mục: “Cơ cấu xã hội” (Bài 23 : cơ cấu dân số). Để giúp học sinh giải quyết được vấn đề cần đặt ra là: Nhận xét về sự khác biệt về cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của hai hệ thống kinh tế thế giới , giáo viên phải hướng dẫn học sinh kết hợp quan sát biểu đồ hình 23.2 (Biểu đồ cơ cấulao đông theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Bra - xin và Anh), vừa kết hợp quan sát lược đồ các khu vực kinh tế đồng thời phải nắm được các nội dung kiến thức trang 91.
 Như vậy, để giải quyết được một vấn đề đòi hỏi phải có sự kết hợp 4 loại phương tiện liên quan mới đưa ra được kết luận đúng. Cơ cấu lao đông của các khu vực nước trên thế giới là khác nhau đặc biệt là ở hai hệ thống các nước phát triển và các nước đang phát triển, đây là hệ quả của nền kinh tế . Điều này cũng liên quan tơí vấn đề tốc độ thay đổi lao động trong các khu vực kinh tế của hai hệ thống này trong tương lai cũng sẽ khác nhau rõ rệt.
 4. CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 - Trong dạy học giải quyết vấn đề, cần chú ý sử dụng mọi biện pháp thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề, thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Như vậy có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung học tập của học sinh.
 - Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý kiến của học sinh khi không thật cần thiết. Chú ý uốn nắn, nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp học sinh hệ thống hóa tri thức tiếp thu được.
 - Tạo không khí thoải mái trong lớp học để học sinh không quá lo ngại khi trả lời, các học sinh yếu kém không mặc cảm, tự ti về trình độ nhận thức của mình, khuyến khích, động viên sự cố gắng của các em.
 5. HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHO HỌC SINH.
 Dù dạy học theo phương pháp gì thì mục đích cuối cùng là học sinh nắm được kiến thức và biết vận dụng tốt. Nếu giáo viên dạy tốt mà không hướng dẫn cho học sinh cách học tốt thì chắc chắn kết quả sẽ không như mong muốn. Vì vậy giáo viên cần chú ý hướng dẫn cách học cho học sinh theo những định hướng sau:
 - Yêu cầu học sinh phải tự giác,tích cực và tạo thới quen tư duy lôgic, tích cực tham gia xây dựng bài.
 - Phải thường xuyên liên hệ kiến thức đã được học với kiến thức thực tế qua quan sát hoặc qua các phương tiện thông tin và ngược lại từ kiến thức hiểu được qua thực tế để rút ra bài học trên lớp.
 - Hướng dẫn cho học sinh thường xuyên đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc cần giải quyết, điều đó giúp học sinh có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tự giải quyết vấn đề và sẽ hiểu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn vì có chủ định.
 - Trong học tập cần có sự so sánh, đối chứng, phân tích các bảng, biểu, lược đồ để nắm kiến thức một cách chắc chắn.
 - Yêu cầu học sinh phải có sự hợp tác tốt trong hoạt động nhóm, mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình trước nhóm, tích cực tham gia tranh luận những vấn đề còn vướng mắc để cùng làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết.
 - Tập cho học sinh thói quen quan sát, ghi lại những hiện tượng, đối tượng địa lý và tự đặt câu hỏi, giải thích để đưa ra nhận định.
 - Thường xuyên làm bài tập, có thói quen tốt trong việc trao đổi với bạn nếu có những vấn đề chưa hiểu rõ.
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	1 KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG
	A. VỀ PHÍA HỌC SINH.
	Với việc áp dụng cách dạy học như đã nêu trên kết hợp những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả chất lượng bộ môn địa lý 10 mà tôi phụ trách trong năm học 2010 – 2011 đạt được như sau: Bài thực hành, một tiết, thi học kỳ của năm học này đã khả quan hơn:
Lớp
Sĩ số
Điểm 0- 2
Điểm 3- 4
Điểm 5- 6
Điểm 7- 8
Điểm 9-10
Số bài > TB
Tỷ lệ > TB
10A1
48
0
0
9
18
17
48
100 %
10A2
48
0
2
8
18
14
46
 95.8 %
10A3
46
0
1
11
18
16
45
97,8 %
104
45
0
3
9
17
14
42
93,3 %
 - Kĩ năng: + Phần lớn học sinh lớp 10 đã có kĩ năng đọc, khai thác lược đồ, bản đồ để tìm ra kiến thức.
 + Có kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích, so sánh các bảng, biểu.
 + Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh.
B) VỀ PHÍA GIÁO VIÊN:
Tích cực truyền đạt kiến thức và cảm thấy yêu nghề hơn. Tất cả những điều đó là nhờ vào sự say mê học hỏi của học sinh.
Để củng cố niềm tin của học sinh, người giáo viên cũng tích cực tìm tòi khám phá các hình thức tổ chức dạy học, các trò chơi mới sao cho gắn với nội dung kiến thức, chuẩn bị bài kĩ hơn, chuyên môn nghiệp vụ cũng được nâng cao.
Thông qua việc tổ chức trò chơi cho học sinh ở các tiết dạy tôi cũng phát hiện ra một số học sinh có khả năng tư duy, ghi nhớ các kiến thức Địa lý tốt. 
Năm học 2009 - 2010 có các em Nguyễn Thị Lam lớp 12A3, em Nguyễn Hồng Nhung lớp 12A3 và em Nguyễn Thị Sự lớp 12A3. Năm học 2010 - 2011 và cả 3 em này tôi tiếp tục bồi dưỡng đều đạt giải học sinh giỏi Tỉnh Bắc Ninh.
Năm học 2010 - 2011, tôi cũng phát hiện được một số em khác ở khối 11 như em Đào Kim Oanh lớp 11A1, em Nguyễn Ánh Linh lớp 11A3, em Đồng Thu Hiền lớp 11A13, em Nguyễn Thu Phương lớp 11A3. Các em này cũng đều đạt giải trong kì thi học sinh giỏi lớp 11 cấp trường. Các em này đều là những em có khả năng đọc, phân tích bản đồ khả năng ghi nhớ tốt, các em còn rèn luyện thêm khả năng báo cáo trước đám đông giúp các em thêm hoàn thiện mình. Đây cũng là nhiệm vụ cao cả của nhà giáo chúng ta. Và đến năm 2011-2012 cả ba em thi học sinh giỏi thành phố lớp 12 đều đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh . Đây là một minh chứng nữa cho thấy thông qua việc tổ chức dạy học giáo viên đã phát hiện được những học sinh ưu tú trong vườn hoa trí tuệ của mình điều mà không phải ai cũng dễ dàng làm được
C) VỀ PHÍA NHÀ TRƯỜNG:
Khi người giáo viên có lòng say mê sáng tạo, tích cực chuẩn bị sưu tầm các phương pháp mới kết hợp với các phương tiện dạy học sẽ truyền sự say mê đó tới đồng nghiệp. Hình thành nên phong trào giảng dạy tích cực của nhà trường. Biểu hiện rõ nhât là: Trong kì hội giảng chào mừng ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam toàn thể các đồng chí giáo viên trong tổ tôi ( tổ sử- địa – công dân ) đều đăng kí hội giảng và 100% các giờ hội giảng đều đạt loại tốt. Như vậy là góp phần hình thành nên đội ngũ giáo viên giỏi có uy tín với học sinh và với cả phụ huynh học sinh. Chất lượng giờ dạy sẽ cao hơn.
2. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
 Cụ thể ở hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:
NHÓM LỚP THỰC NGHIỆM
NHÓM LỚP ĐỐI CHỨNG
Giáo viên: 
Là người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời huy động vốn kiến thức của học sinh để xây dựng bài.
Giáo viên: 
Thuyết trình đối thoại là chính cố gắng truyền đạt kiến thức để hoàn thành bài giảng.
Học sinh: 
- Học tập sôi nổi hưng phấn chủ động tìm tòi kiến thức hợp tác với các ban.
- Tăng khả năng tư duy, đánh giá phân tích để trả lời câu hỏi.
- Tăng khả năng thuyết trình trước tập thể. Tạo dựng tính tự tin vào bản thân của học sinh.
 Học sinh:
- Tiếp thu kiến thức thụ động không thích học.
- Khả năng ghi nhớ kém chủ yếu là học thuộc lòng.
- Thiếu mạnh dạn, tự tin vào bản thân, không dám thuyết trình trước đám đông.
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết thực hành Địa lý và kết hợp văn thơ, tôi thấy rằng:
Để học sinh có hứng thú với giờ học Địa lý, người giáo viên cần chuyên tâm, chịu khó đầu tư nhiều thời gian cho công việc chuẩn bị bài ở nhà: Từ việc sưu tầm tranh ảnh, cắt chữ, vẽ bản đồ câm, cho đến soạn ra bảng chữ... đó là cả một quá trình gian khổ. Trên lớp giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh để đưa ra câu gợi ý phù hợp. Ví dụ đối với học sinh yếu thì phải cho câu hỏi hết sức ngắn gọn, dễ nhớ. 
Sau mỗi bài thực hành giáo viên phải chốt lại cho học sinh các kiến thức cơ bản của bài đó, nếu không học sinh mải tham gia trò chơi mà quên đi kiến thức cần có.
Giáo viên sẽ tích luỹ được thường xuyên khối lượng kiến thức văn, thơ, ca dao, tục ngữ, giúp cho bài dạy mềm dẻo, uyển chuyển để không còn dư âm khi nói tới môn Địa lý là chỉ thấy đất cát, cây cối khô khan nữa.
Đổi mới phương pháp dạy học là cả một quá 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_ho.doc