Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 17: Thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Câu 1: Thổ nhưỡng là:
A. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
B. là sản phẩm phân hủy từ thực vật.
C. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt đại dương.
D. là sản phẩm phá hủy đầu tiên của đá gốc.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về thổ nhưỡng?
A. Là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
B. Được đặc trưng bởi độ phì.
C. Là sản phẩm phá hủy cuối cùng của đá gốc.
D. Là sản phẩm phá hủy đầu tiên của đá gốc.
Câu 3: Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở:
A. đáy đại đại dương B. bề mặt lục địa C. lớp Manti D. nhân trái đất
Câu 4: Thổ nhưỡng được đặc trưng bởi:
A. độ chua. B. độ phì. C. độ dày. D. độ rắn.
Câu 5: Căn cứ vào đặc trưng nào để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật?
A. Khả năng tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.
B. Khả năng tác động đến sinh trưởng, phát triển của thực vật.
C. Khả năng tác động đến sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.
D. Khả năng tác động đến sinh trưởng, phát triển của con người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 17: Thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Bài 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN, CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG. Câu 1: Thổ nhưỡng là: A. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa. B. là sản phẩm phân hủy từ thực vật. C. lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt đại dương. D. là sản phẩm phá hủy đầu tiên của đá gốc. Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về thổ nhưỡng? A. Là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa. B. Được đặc trưng bởi độ phì. C. Là sản phẩm phá hủy cuối cùng của đá gốc. D. Là sản phẩm phá hủy đầu tiên của đá gốc. Câu 3: Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở: A. đáy đại đại dương B. bề mặt lục địa C. lớp Manti D. nhân trái đất Câu 4: Thổ nhưỡng được đặc trưng bởi: A. độ chua. B. độ phì. C. độ dày. D. độ rắn. Câu 5: Căn cứ vào đặc trưng nào để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật? A. Khả năng tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật. B. Khả năng tác động đến sinh trưởng, phát triển của thực vật. C. Khả năng tác động đến sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật. D. Khả năng tác động đến sinh trưởng, phát triển của con người. Câu 6: Độ phì của đất có khả năng cung cấp cho thực vật các yếu tố nào sau đây? A. Nước, nhiệt, vi sinh vật. B. Vi sinh vật, nhiệt, nước, các chất dinh duỡng. C. Các chất dinh duỡng, nhiệt, vi sinh vật. D. Nước, khí, nhiệt, các chất dinh duỡng. Câu 7: Độ phì không có khả năng cung cấp cho thực vật yếu tố nào sau đây? A. Nước. B. Khí. C. Vi sinh vật. D. Các chất dinh dưỡng. Câu 8. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển được gọi là: D. độ dày của thổ nhưỡng B. tầng dinh dưỡng thổ nhưỡng. C. độ phì của thổ nhưỡng D. tốc độ phong hóa của thổ nhưỡng. Câu 9: Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt các lục địa-nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển được gọi là: A. thổ nhưỡng quyển. B. lớp vỏ phong hóa. C. lớp Manti. D. thổ nhưỡng. Câu 10: Thổ nhưỡng quyển còn được gọi là: A. lớp vỏ phong hóa. B. lớp Manti. C. lớp phủ thổ nhưỡng. D. đá mẹ Câu 11: Cho hình vẽ sau: 3 2 1 Dựa hình vẽ trên, các lớp theo thứ tự từ 1à3 như sau A. Lớp phủ thổ nhưỡng, đá mẹ, lớp vỏ phong hóa. C. Lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hóa, đá mẹ. B. Đá mẹ, lớp vỏ phong hóa, lớp Manti. D. Lớp Manti, lớp vỏ phong hóa, đá mẹ. Câu 12: Cho hình vẽ sau: Dựa vào hình vẽ trên cho biết, quá trình hình thành thổ nhưỡng diễn ra theo tuần tự nào sau đây? A. Đá gốcàthổ nhưỡngàlớp phong hóa. B. Phong hóaàđá gốcàthổ nhưỡng. C. Thổ nhưỡngàđá gốcàphong hóa. D. Đá gốcàphong hóaàthổ nhưỡng Câu 13: Qúa trình hình thành đất chịu tác động của các nhân tố nào sau đây? A. Đá mẹ, khí hậu, thời gian và con người, sinh vật và địa hình. B. Đá mẹ, nước, thời gian và con người, sinh vật và địa hình. C. Đá mẹ, khí hậu, thời gian và con người, vị trí địa lí. D. Đá mẹ, nước, thời gian và con người, sinh vật, vị trí địa lí. Câu 14: Nguồn gốc thành tạo trực tiếp của mọi loại đất là: A. đá gốc B. đá mẹ C. đá trầm tích D. đá mắc ma. Câu 15. Những sản phẩm phá hủy từ đá gốc được gọi là: A. đá badan B. đá mẹ C. đá trầm tích D. đá mắc ma. Câu 16: Đá mẹ là? A. Nguồn gốc hình thành nên đá gốc. B. Lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt đại dương. C. Sản phẩm phá hủy của đá gốc. C. Lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa. Câu 17. Nhận xét nào sau đây không đúng về đá gốc? A. Đá gốc còn được gọi là nham thạch. B. Là sản phẩm phá hủy của đá mẹ. C. Là nguồn gốc hình nên mọi loại đất. D. Những sản phẩm phá hủy của đá gốc tạo ra đá mẹ. Câu 18. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về đá gốc? A. Là sản phẩm phá hủy của đá mẹ. B. Là sản phẩm cuối cùng của quá trình phong hóa. C. Được đặc trưng bởi độ phì. D. Là nguồn gốc hình nên mọi loại đất. Câu 19: Đá mẹ cung cấp cho đất: A. nguồn nước. B. các chất khí. C. vật chất vô cơ. D. vật chất hưu cơ. Câu 20. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về đá mẹ? A. Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. B. Quyết định đến thành phần khoáng vật của đất. C. Quyết định đến thành phần cơ giới của đất. D. Ít ảnh hưởng đến tính chất của đất. Câu 21: Nhân tố đá mẹ có vai trò quyết định đến: A. thành phần khóang vật trong đất và thành phần cơ giới của đất B. thành phần khóang vật và thành phần hữu cơ của đất C. thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ của đất D. thành phần cơ giới và thành phần hữu cơ của đất Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về vai trò của đá mẹ? A. Quyết định đến thành phần hữu cơ của đất B. Quyết định đến độ dày mỏng của đất. C. Quyết định đến loại cây trồng. D. Quyết định đến thành phần cơ giới của đất. Câu 23. Nhân tố nào sau đây là nguồn cung cấp chất vô cơ cho đất? A. Sinh vật. B. Thời gian. C. Khí hậu. D. Đá mẹ. Câu 24: Nhân tố có nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất? A. Đá mẹ B. Khí hậu C. Sinh vật D. Địa hình Câu 25. Đất feralit trên đá badan có màu đỏ vàng và giàu chất dinh dưỡng vì? A. hình thành do quá trình fearlit trên đá badan. B. hình thành do quá trình fearlit trên đá vôi. C. hình thành do quá trình tích lũy mùn trên đá vôi. D. hình thành do quá trình tích lũy mùn trên đá badan. Câu 26. Các yếu tố của khí hậu nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất? A. Độ ẩm và lượng mưa B. Lượng bức xạ và lượng mưa C. Nhiệt độ và độ ẩm D. Nhiệt độ và nắng Câu 27. Tác động đầu tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành của đất? A. Làm cho đất ẩm, tơi xốp hơn. B. Làm cho đất giàu chất dinh dưõng hơn. C. Làm cho đất có khả năng chống xói mòn tốt hơn. D. Làm cho đá gốc bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hóa. Câu 28. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tác động của nhiệt ẩm đến sự hình thành đất? A. Làm cho đá gốc bị phá huỷ về mặt cơ học. B. Làm cho đá gốc bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hóa. C. Ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải và tổng hợp các chất hữu cơ. Câu 29. Vùng khí hậu nào sau đây có sự phong hoá nhanh nhất? A. Hàn đới. B. Nhiệt đới, ẩm. C. Ôn đới, ẩm. D. Cận nhiệt đới. Câu 30. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua: A. hoạt động của động vật. B. thời gian. C. lớp phủ thực vật. D. địa hình. Câu 31. Nhận xét nào sau đây đúng về vai trò của sinh trong quá trình hình thành đất? A. Phá huỷ đá, cung cấp chất hữu cơ, phân huỷ các sinh vật. B. Phá huỷ đá, cung cấp chất vô cơ, phân huỷ các sinh vật. C. Hoà tan các chất khoáng của đá, cung cấp chất hữu cơ, phân huỷ các sinh vật. D. Hoà tan các chất khoáng của đá, phá hủy đá, cung cấp chất hưu cơ. Câu 32: Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò? A. Là nguồn cung cấp chủ yếu các chất hữu cơ cho đất. B. Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. C. Góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá. D. Làm biến đổi tính chất của đất. Câu 33: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì: A. áp suất không khí nhỏ nên quá trình phong hóa chậm. B. nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa chậm. C. lượng mùn ít nên quá trình phong hóa chậm. D. độ ẩm quá cao nên quá trình phong hóa chậm. Câu 34. Ở địa hình bằng phẳng các tầng đất thường có đặc điểm? A. Dày, nhiều chất dinh dưỡng. B. Mỏng, ít chất dinh dưỡng. C. Dày, dễ bị xói mòn. D. Mỏng, dễ bị rửa trôi. Câu 35: Ở vùng có địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật tầng đất thường có đặc điểm? A. Mỏng B. Giàu chất dinh dưỡng C. thường xuyên được bồi tụ D. Khá dày Câu 36. Hai nhân tố nào sau đây kết hợp sẽ hình thành các vành đai đất khác nhau theo độ cao? A. Sinh vật, thời gian. B. Địa hình, sinh vật. C. Thời gian, khí hậu. D. Địa hình, khí hậu. Câu 37: Hoạt động nào sau đây của con người có tác động tiêu cực đến tính chất đất? A. Đốt rừng làm nương rẫy B. Bón phân, cải tạo đất. C. Thau chua, rửa mặn. D. Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu. Câu 38. Hoạt động nào kinh tế nào sau đây tác động thường xuyên và trực tiếp đến sự hình thành đất? A. Sản xuất nông nghiệp. B. Hoạt động thương mại. C. Hoạt động giao thông vận tải. D. Hoạt động du lịch. Câu 39. Tuổi tuyệt đối của đất được tính từ: A. thời gian từ khi đá phân huỷ thành đất B. thời gian từ khi một loại đất được hình thành đến nay C. thời gian từ khi đất có thực vật sinh trưởng. D. thời gian từ khi đất có sự tác động của con người. Câu 40. Cho bản đồ phân bố các loại đất trên thế giới. Dựa vào bản đồ phân bố các loại đất trên thế giới trên, xác định loại đất phân bố chủ yếu ở Việt Nam? A. Đất pôt dôn. B. Đất đỏ, nâu đỏ xavan. C. Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới. D. Đất đỏ vàng cận nhiệt đới.
File đính kèm:
- trac_nghiem_dia_li_10_bai_17_tho_nhuong_quyen_cac_nhan_to_hi.doc