Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 23: Cơ cấu dân số
Câu 1. Tỉ số giới tính được tính bằng cách lấy
A. dân số nam chia dân số nữ. B. dân số nữ chia dân số nam.
C. dân số nam chia tổng số dân. D. dân số nữ chia tổng số dân.
Câu 2. Cơ cấu dân số theo giới ở các nước phát triển có đặc điểm
A. không có sự biến động theo thời gian. B. giống nhau ở tất cả các nước.
C. số dân nữ nhiều hơn nam. D. số dân nam nhiều hơn nữ.
Câu 3. Cơ cấu dân số theo giới ở các nước đang phát triển có đặc điểm
A. không có sự biến động theo thời gian. B. giống nhau ở tất cả các nước.
C. số dân nữ nhiều hơn nam. D. số dân nam nhiều hơn nữ.
Câu 4. Trên thế giới, cơ cấu dân số theo giới có đặc điểm
A. giống nhau ở tất cả các nước. B. số dân nam và nữ bằng nhau.
C. không phụ thuộc vào phong tục tập quán. D. biến động theo thời gian.
Câu 5. Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng đến
A. phân bố sản xuất. B. tổ chức đời sống xã hội.
C. phát triển kinh tế-xã hội. D. thu nhập bình quân đầu người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 23: Cơ cấu dân số
ĐỊA LÍ 10 BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ Giáo viên: Lê Thị Hồng – Trường APC Gia Lai Câu 1. Tỉ số giới tính được tính bằng cách lấy A. dân số nam chia dân số nữ. B. dân số nữ chia dân số nam. C. dân số nam chia tổng số dân. D. dân số nữ chia tổng số dân. Câu 2. Cơ cấu dân số theo giới ở các nước phát triển có đặc điểm A. không có sự biến động theo thời gian. B. giống nhau ở tất cả các nước. C. số dân nữ nhiều hơn nam. D. số dân nam nhiều hơn nữ. Câu 3. Cơ cấu dân số theo giới ở các nước đang phát triển có đặc điểm A. không có sự biến động theo thời gian. B. giống nhau ở tất cả các nước. C. số dân nữ nhiều hơn nam. D. số dân nam nhiều hơn nữ. Câu 4. Trên thế giới, cơ cấu dân số theo giới có đặc điểm A. giống nhau ở tất cả các nước. B. số dân nam và nữ bằng nhau. C. không phụ thuộc vào phong tục tập quán. D. biến động theo thời gian. Câu 5. Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng đến A. phân bố sản xuất. B. tổ chức đời sống xã hội. C. phát triển kinh tế-xã hội. D. thu nhập bình quân đầu người. Câu 6. Cơ cấu dân số theo tuổi không thể hiện được A. tình hình sinh, tử. B. nguồn lao động. C. tuổi thọ. D. trình độ dân trí. Câu 7. Trên thế giới, nhóm tuổi dưới lao động chỉ những người dưới A. 14 tuổi. B. 15 tuổi. C. 16 tuổi D. 18 tuổi. Câu 8. Theo Luật lao động ở Việt Nam hiện nay, tuổi lao động nữ được qui định từ A. 15 đến hết 54 tuổi. B. 15 đến hết 59 tuổi. C. 18 đến hết 54 tuổi. D. 18 đến hết 59 tuổi. Câu 9. Theo Luật lao động ở Việt Nam hiện nay, tuổi lao động nam được qui định từ A. 15 đến hết 54 tuổi. B. 15 đến hết 59 tuổi. C. 18 đến hết 54 tuổi. D. 18 đến hết 59 tuổi. Câu 10. Dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi dưới lao động so với tổng số dân chiếm trên A. 10%. B. 25% C. 35%. D. 50% Câu 11. Dân số già có tỉ lệ nhóm tuổi dưới lao động so với tổng số dân chiếm dưới A. 10%. B. 25% C. 35%. D. 50% Câu 12. Dân số trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi trên lao động so với tổng số dân chiếm dưới A. 10%. B. 25% C. 35%. D. 50% Câu 13. Dân số già có tỉ lệ nhóm tuổi trên lao động so với tổng số dân chiếm trên A. 10%. B. 15% C. 35%. D. 50% Câu 14. Cơ cấu dân số trẻ có thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế- xã hội? A. Nguồn lao động dồi dào. B. Chất lượng cuộc sống cao. C. Y tế, giáo dục phát triển. D. Tạo ra nhiều việc làm. Câu 15. Cơ cấu dân số già gây khó khăn A. thiếu việc làm. B. thiếu lao động. C. thiếu chỗ ở. D. thiếu tài nguyên. Câu 16. Tháp dân số kiểu mở rộng không có đặc điểm A. đáy tháp rộng. B. đỉnh tháp nhọn. C. cạnh thoai thoải. D. ở giữa phình to. Câu 17. Tháp dân số kiểu mở rộng thể hiện A. tỉ suất sinh thấp. B. dân số tăng nhanh. C. nhóm người già nhiều. D. nhóm trẻ em ít. Câu 18. Tháp dân số kiểu ổn định có đặc điểm A. phần đáy mở rộng. B. phần đỉnh mở rộng. C. ở giữa thu hẹp. D. các cạnh thoai thoải. Câu 19. Tháp dân số kiểu ổn định thể hiện A. tuổi thọ trung bình cao. B. tỉ suất sinh cao. C. dân số tăng nhanh. D. tuổi thọ trung bình thấp. Câu 20. Tháp dân số kiểu thu hẹp thể hiện A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già. C. chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già. D. chuyển tiếp từ dân số già sang dân số trẻ. Câu 21. Tháp dân số kiểu mở rộng thể hiện A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già. C. chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già. D. chuyển tiếp từ dân số già sang dân số trẻ. Câu 22. Tháp dân số kiểu ổn định thể hiện A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già. C. chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già. D. chuyển tiếp từ dân số già sang dân số trẻ. Câu 23. Tháp dân số không thể hiện được A. cơ cấu giới tính. B. gia tăng dân số. C. tuổi thọ trung bình. D. trình độ văn hóa. Câu 24. Tháp dân số là loại biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số về mặt A. giới tính. B. lao động. C. sinh học. D. độ tuổi. Câu 25. Tháp dân số kiểu thu hẹp thể hiện dân số có tỉ suất sinh A. giảm nhanh. B. tăng nhanh. C. ổn định. D. rất cao. Câu 26. Đối tượng nào sau đây không thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế? A. Người nông dân thiếu việc làm. B. Người nội trợ gia đình. C. Người đang đi tìm việc làm. D. Người có việc làm tạm thời. Câu 27. Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? A. Người nông dân thiếu việc làm. B. Học sinh, sinh viên. C. Người đang đi tìm việc làm. D. Người có việc làm tạm thời. Câu 28. Đối tượng nào sau đây không thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? A. Học sinh, sinh viên. B. Người nội trợ gia đình. C. Người đang đi tìm việc làm. D. Người không có khả năng lao động. Câu 29. Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế? A. Học sinh, sinh viên. B. Người nội trợ gia đình. C. Người không có nhu cầu lao động. D. Người có việc làm tạm thời. Câu 30. Khu vực III dùng để chỉ ngành kinh tế A. nông nghiệp. B. lâm- ngư nghiệp. C. dịch vụ. D. công nghiệp-xây dựng. Câu 31. Khu vực II dùng để chỉ ngành kinh tế A. nông nghiệp. B. nông- lâm- ngư nghiệp. C. dịch vụ. D. công nghiệp-xây dựng. câu 32. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở các nước phát triển có đặc điểm A. tỉ trọng lao động khu vực III rất cao. B. tỉ trọng lao động khu vực II rất cao. C. tỉ trọng lao động khu vực I rất cao. D. tỉ trọng lao động ở ba khu vực tương đối đồng đều. Câu 33. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở các nước đang phát triển A. phần lớn ở khu vực I. B. phần lớn ở khu vực II. C. phần lớn ở khu vực III. D. ít chênh lệch giữa các khu vực. Câu 34. Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế của một quốc gia phản ánh A. trình độ phát triển kinh tế- xã hội. B. cách thức tổ chức xã hội. C. khả năng phát triển nguồn lao động. D. xu hướng phát triển dân số. Câu 35. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa là một tiêu chí đánh giá A. chất lượng cuộc sống. B. năng suất lao động. C. thu nhập bình quân. D. gia tăng dân số. Câu 36. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa được xác định dựa vào tỉ lệ người biết chữ từ A. 12 tuổi trở lên. B. 15 tuổi trở lên. C. 18 tuổi trở lên. D. 22 tuổi trở lên. Câu 37. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa được xác định dựa vào tỉ lệ người biết chữ và A. số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên. B. trình độ chuyên môn của những người từ 25 tuổi trở lên. C. số năm đi học của những người từ 18 tuổi trở lên. D. trình độ chuyên môn của những người từ 18 tuổi trở lên. Câu 38. Cho bảng số liệu: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính ở Việt Nam. Đơn vị: % Năm 2006 2008 2010 2012 2014 Tổng số 93,6 93,6 93,7 94,7 94,7 Nam 96,0 96,1 95,9 96,6 96,4 Nữ 91,4 91,3 91,6 96,4 93,0 Nguồn: Nhận xét nào đúng về tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính ở Việt Nam? A. tổng số có xu hướng giảm. B. nam tăng liên tục. C. nữ tăng liên tục. D. nam cao hơn nữ. Câu 39. Cho bảng số liệu: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính ở Việt Nam. Đơn vị: % Năm 2006 2008 2010 2012 2014 Tổng số 93,6 93,6 93,7 94,7 94,7 Nam 96,0 96,1 95,9 96,6 96,4 Nữ 91,4 91,3 91,6 96,4 93,0 Nguồn: Để thể hiện tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo giới tính ở Việt Nam năm 2006 và năm 2014, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 40. Cho biểu đồ: (Nguồn số liệu: Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ở Việt Nam (%) Nhận xét nào không đúng về lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi ở Việt Nam năm 2000 và năm 2014? A. Tỉ lệ lao động 15 – 24 tuổi giảm. B. Tỉ lệ lao động 15 – 24 tuổi và 25 - 49 tuổi giảm. C. Tỉ lệ lao động 50 tuổi trở lên tăng. D. Tỉ lệ lao động 15 – 24 tuổi và 50 tuổi trở lên tăng. -------------------------------------------------
File đính kèm:
- trac_nghiem_dia_li_10_bai_23_co_cau_dan_so.docx