Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 35: Vai trò các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố ngành dịch vụ

Câu 12. Các dịch vụ tiêu dùng bao gồm:

A. giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

B. kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp.

C. tài chính, bảo hiểm.

D. bán buôn, bán lẻ, du lịch.

Câu 13. Nhân tố ảnh hưởng đến sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là

A. quy mô, cơ cấu dân số.

B. mức sống và thu nhập thực tế.

C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

Câu 14. Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến

A. cơ cấu ngành dịch vụ. B. sức mua, nhu cầu dịch vụ.

C. hình thành các điểm du lịch. D. mạng lưới ngành dịch vụ.

Câu 15. Ngành công nghiệp được mệnh danh "ngành công nghiệp không khói" là

A. bảo hiểm, ngân hàng. B. thông tin liên lạc.

C. hoạt động đoàn thể. D. du lịch.

 

doc 5 trang quyettran 24580
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 35: Vai trò các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố ngành dịch vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 35: Vai trò các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố ngành dịch vụ

Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 35: Vai trò các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố ngành dịch vụ
Bài 35: VAI TRÒ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ?
A. Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP.
B. Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn.
C. Ở mỗi nước có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ nhất định.
D. Trong các thành phố lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại.
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau:
CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004
Nước
Khách du lịch 
( triệu lượt người)
Doanh thu
(Tỉ USD)
Pháp
75,1
40,8
Tây Ban Nha
53,6
45,2
Hoa Kỳ
46,1
74,5
Trung Quốc
41,8
25,7
Để thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên, biểu đồ thích hợp nhất là
A. biểu đồ tròn.	B. biểu đồ miền.
C. biểu đồ cột.	D. biểu đồ đồ thị.
Câu 3. Nhân tố ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ là
A. quy mô, cơ cấu dân số.	
B. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
C. trình độ phát triển kinh tế.	
D. mức sống và thu nhập thực tế
Câu 4. Các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục thuộc nhóm ngành
A. dịch vụ công.
B. dịch vụ tiêu dùng.
C. dịch vụ cá nhân.
D.dịch vụ kinh doanh.
Câu 5. Nhân tố ảnh hưởng đến mạng lưới ngành dịch vụ là
A. trình độ phát triển kinh tế xã hội.
B. quy mô cơ cấu dân số.
C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
D. di sản văn hóa lịch sử.
Câu 6. Sức mua và nhu cầu của dịch vụ ảnh hưởng đến
A. truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.
B. mức sống và thu nhập thực tế.
C.quy mô, cơ cấu dân số.
D. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
Câu 7. Trình độ phát triển kinh tế xã hội và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến 
A. sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
B hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
C. đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
Câu 8. Ngành nào sau đây thuộc nhóm ngành dịch vụ công?
A. Kinh doanh bất động sản.
B. Dịch vụ nghề nghiệp.
C. Dịch vụ cá nhân.
D. Các hoạt động đoàn thể.
Câu 9. Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?
A. Giao thông vận tải.	B. Tài chính.
C. Bảo hiểm.	D. Các hoạt động đoàn thể.
Câu 10. Nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất để hình thành các điểm dịch vụ du lịch là
A. tài nguyên du lịch.	B. cơ sở hạ tầng du lịch.
C. mức thu nhập của dân cư.	D. nhu cầu của xã hội về du lịch.
Câu 11. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành
A. dịch vụ công.	B. dịch vụ tiêu dùng.
C. dịch vụ kinh doanh.	D. dịch vụ cá nhân.
Câu 12. Các dịch vụ tiêu dùng bao gồm:
A. giao thông vận tải, thông tin liên lạc.	
B. kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp.
C. tài chính, bảo hiểm.
D. bán buôn, bán lẻ, du lịch.
Câu 13. Nhân tố ảnh hưởng đến sức mua, nhu cầu của ngành dịch vụ là
A. quy mô, cơ cấu dân số.
B. mức sống và thu nhập thực tế.
C. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
D. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
Câu 14. Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến
A. cơ cấu ngành dịch vụ.	B. sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. hình thành các điểm du lịch.	D. mạng lưới ngành dịch vụ.
Câu 15. Ngành công nghiệp được mệnh danh "ngành công nghiệp không khói" là
A. bảo hiểm, ngân hàng.	B. thông tin liên lạc.
C. hoạt động đoàn thể.	D. du lịch.
Câu 16. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?
A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh.
B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phực vụ sản xuất.
C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Câu 17. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Hoạt động đoàn thể.	B. Hành chính công.
C. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.	D. Thông tin liên lạc.
Câu 18. Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ?
A. Phục vụ các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.
B. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
C. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất.
D. Ít tác động đến môi trường.
Câu 19. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với
A. các trung tâm công nghiệp.	B. các ngành kinh tế mũi nhọn.
C. sự phân bố dân cư.	D. các vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 20. Nhân tố nào sau đây có tác động tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ?
A. Quy mô dân số, lao động.	B. Phân bố dân cư.
C. Truyền thống văn hóa.	D. Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 21. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến
A. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
B. đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
C. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
D. sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
Câu 22. Khu vực có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thấp nhất thế giới là
A. Tây Phi.	B. Đông Phi.	C. Tây Á.	D. Nam Á.
Câu 23. Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là
A. New York, London, Tokyo.	B. New York, London, Paris.
C. London, Tokyo, Oasinton.	D. New York, London, Oasinton.
Câu 24. Loại hình dịch vụ nào sau đây không được xếp vào nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.
B. Các dịch vụ nghề nghiệp.
C. Kinh doanh bất động sản.
D. Các dịch vụ cá nhân.
Câu 25. Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong cơ cấu GDP?
A. 40%.	B. 50%.	C. Trên 60%.	D. Trên 80%.
Câu 26. Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành dịch vụ?
A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.
B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước.
C. Tạo thêm việc làm cho người dân.
D. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
Câu 27. Có ảnh hưởng đến đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ là ảnh hưởng của nhân tố
A. trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội.
B. trình độ phát triển kinh tế, quy mô, cơ cấu dân số.
C. năng suất lao động xã hội, quy mô, cơ cấu dân số.
D. quy mô, cơ cấu dân số, mức sống và thu nhập thực tế.
Câu 28. Có ảnh hưởng đến đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ là ảnh hưởng của nhân tố
A. quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
B. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
C. trình độ phát triển kinh tế, quy mô, cơ cấu dân số.
D. quy mô, cơ cấu dân số, năng suất lao động xã hội.
Câu 29. Quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng đến 
A. đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
B. mạng lưới ngành dịch vụ.
C. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
Câu 30. Quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng đến 
A. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
B. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
C. đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
D. sức mua, nhu cầu dịch vụ.
Câu 31. Việc đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng của nhân tố
A. quy mô, sơ cấu dân số, tài nguyên thiên nhiên.
B. năng suất lao động xã hội, trình độ phát triển kinh tế.
C. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
D. tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng du lịch.
Câu 32. Việc đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng của nhân tố
A. di sản văn hóa, lịch sử.
B. mức sống và thu nhập thực tế.
C. năng suất lao động xã hội, trình độ phát triển kinh tế.
D. cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 33. Hình thức tổ chức và mạng lưới của ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng của nhân tố
A. cơ sở hạ tầng du lịch.
B. di sản văn hóa lịch sử.
C. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
D. mức sống và thu nhập thực tế.
Câu 34. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng đến
A. mạng lưới ngành dịch vụ.
B. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
C. hình thức tổ chức và mạng lưới ngành dịch vụ.
D. sức mua, nhu cầu dịch vụ.
Câu 35. Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cở sở hạ tầng có ảnh hưởng đến
A. sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
B. sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. mạng lưới ngành dịch vụ.
D. hình thức tổ chức, mạng lưới ngành dịch vụ.
Câu 36. Sức mua, nhu cầu của dịch vụ chịu ảnh hưởng của nhân tố
A. mức sống và thu nhập thực tế.
B. truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
C. năng suất lao động xã hội.
D. trình độ phát triển kinh tế.
Câu 37. Dựa vào bảng số liệu sau:
CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004
Nước
Khách du lịch 
( triệu lượt người)
Doanh thu
(Tỉ USD)
Pháp
75,1
40,8
Tây Ban Nha
53,6
45,2
Hoa Kỳ
46,1
74,5
Trung Quốc
41,8
25,7
Để thể hiện lượng khách du lịch của các nước trên, biểu đồ thích hợp nhất là
A. biểu đồ đường.
B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ cột.
D. biểu đò miền.
Câu 38. Dựa vào bảng số liệu sau:
CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004
Nước
Khách du lịch 
( triệu lượt người)
Doanh thu
(Tỉ USD)
Pháp
75,1
40,8
Tây Ban Nha
53,6
45,2
Hoa Kỳ
46,1
74,5
Trung Quốc
41,8
25,7
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu?
A. Pháp có lượng khách du lịch nhiều nhất, doanh thu du lịch đứng thứ ba.
B. Hoa Kì có lượng khách du lịch đứng thứ ba, doanh thu du lịch đứng thứ nhất.
C. Tây Ban Nha có lượng khách du lịch đứng thứ hai, doanh thu du lịch đứng thứ hai.
D. Trung Quốc có lượng khách du lịch đứng thứ tư, doanh thu du lịch đứng thứ ba.
Câu 39. Dựa vào bảng số liệu sau:
CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004
Nước
Khách du lịch 
( triệu lượt người)
Doanh thu
(Tỉ USD)
Pháp
75,1
40,8
Tây Ban Nha
53,6
45,2
Hoa Kỳ
46,1
74,5
Trung Quốc
41,8
25,7
Mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch ở Pháp, Hoa Kì, Trung Quốc lần lượt là
A. 543,3 USD; 1.616,1 USD; 614,8 USD.
B. 543,3 USD; 614,8 USD; 1.616,1 USD.
C. 614,8 USD; 543,3 USD; 1.616,1 USD. 
D. 614,8 USD; 1.616,1 USD; 543,3 USD.
Câu 40. Dựa vào bảng số liệu sau:
CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004
Nước
Khách du lịch 
( triệu lượt người)
Doanh thu
(Tỉ USD)
Pháp
75,1
40,8
Tây Ban Nha
53,6
45,2
Hoa Kỳ
46,1
74,5
Trung Quốc
41,8
25,7
Mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch ở các nước theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất là
A. Hoa Kì; Tây Ban Nha; Trung Quốc; Pháp.
B. Hoa Kì; Tây Ban Nha; Trung Quốc; Pháp.
C. Hoa Kì; Trung Quốc; Pháp; Tây Ban Nha.
D. Tây Ban Nha; Trung Quốc; Pháp; Hoa Kì.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_li_10_bai_35_vai_tro_cac_nhan_to_anh_huong_v.doc