Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 101, 102: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
I. Mục tiêu :
Cảm nhận được hình tượng Bác Hồ trong bài và tình cảm, kính trọng, yêu quý Bác của các chiến sĩ.
- Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
1. Kiến thức: - Hình ảnh của Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2. Kĩ năng: - Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ.
- Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ.
3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.
4. Nội dung tích hợp:Tích hợp HCM:
Giáo dục và học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
Ca ngợi vể đẹp lãnh tụ Hồ Chí Minh: hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương của Bác đối với nhân dân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 101, 102: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
Ngày soạn: 24/2/20 Tuần 26- tiết 101,102 Văn bản ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ ( MINH HUỆ ) I. Mục tiêu : Cảm nhận được hình tượng Bác Hồ trong bài và tình cảm, kính trọng, yêu quý Bác của các chiến sĩ. - Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. 1. Kiến thức: - Hình ảnh của Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ. - Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn. - Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ. - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ. - Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh. 4. Nội dung tích hợp:Tích hợp HCM: Giáo dục và học tập theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh Ca ngợi vể đẹp lãnh tụ Hồ Chí Minh: hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương của Bác đối với nhân dân. II. Chuẩn bị : 1. GV: - Đọc và nghiên cứu văn bản. Một số tranh ảnh về Bác. 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Nêu cảm nhận của em về thầy giáo Ha men? Nội dung - Nghệ thuật đặc sắc của bài văn “Buổi học cuối cùng” là gì? - Kiểm tra vở soạn hs. 2.Giới thiệu bài. Mùa đông 1951 bên bờ sông Lam – Nghệ An. Nghe một anh bạn chiến sĩ vệ quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường người đi chiến dịch Biên giới – Thu Đông 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động viết bài thơ này. Nội dung, nghệ thuật bài thơ như thế nào bài học này chúng ta sẽ rõ tấm lòng, tình cảm của Bác. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học HĐ1: Tìm hiểu về TG,TP - HS: Đọc chú thích * SGK ? Em hiểu gì về tác giả Minh Huệ? - HS trình bày - GV nhận xét, bố sung. - GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông . ? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - HS: Trả lời - GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn Đoạn 1: Nhịp chậm, giọng thấp Đoạn 2: Nhịp nhanh hơn, giọng lên cao: Khổ cuối để khẳng định -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét. - GV: Giải thích một số từ khó. ? Bài thơ được chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? ( 3 đoạn) - Đoạn 1: 9 khổ đầu=> Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất: - Đoạn 2: khổ 10 -> 15=> Anh đội viên thức dậy lần thứ hai: - Đoạn 3: khổ cuối=> cảm nghĩ của tác giả. ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? HĐ 2: HD TÌM HIỂU VĂN BẢN ? Bài thơ kể lại câu chuyện gì? ? Hãy kể lại tóm tắt câu chuyện đó? ? Bài thơ đề cập đến mấy lần anh đội viên thức giấc? Đó là những lần nào? - Hai lần Gọi HS đọc lại từ đầu đến “mà đi” ? Trong bài thơ hình ảnh Bác hiện lên ở không gian, thời gian nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó? - Trời khuya, mưa lâm thâm Lều tranh xơ xác -> Cảnh lạnh lẽo, im lặng, tĩnh mịch ? Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh Bác Hồ trong khung cảnh tĩnh mịch đó? (hình dáng, cử chỉ, hành động) ? Nhận xét gì về dáng vẻ của Bác? => Lo lắng, sốt ruột... ? Bác đã làm gì cho các chiến sĩ trong đêm không ngủ? “Dém chăn” là làm gì? Cử chỉ ấy nói lên tình cảm gì của Bác đối với bộ đội? - Cử chỉ đó nói lên vẻ đẹp của vị lãnh tụ HCM.Trong cảm nhậncủa anh đội viên, lúc này Bác hiện ra thật giản dị, vô cùng gần gũi và thân thiết. Cử chỉ của người cha già mái tóc bạc phơ chứa đựng cả tình yêu thương chăm sóc của một người mẹ. Chính Bác ,người cha già ấy, người mẹ hiền ấy đang chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con yêu. Được sưởi ấm bởi tình yêu thương của Bác, anh đội viên vô cùng sung sướng. ? Em hiểu gì về hình ảnh “Bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng? - Hình ảnh Bác vừa gần gũi, thân thương lại vừa lớn lao, vĩ đại. Cái nhìn của anh đội viên là cái nhìn đầy kính trọng. Tuy lớn lao vĩ đại mà không hề xa cách. Chính hơi ấm mà anh cảm nhận được không chỉ tỏa ra từ bếp lửa mà còn toát ra từ trái tim và tình yêu thương của Bác. “ Cụ Hồ ở giữa lòng dân Tuy xa xa lắm nhưng gần gần ghê” ? Trong 9 khổ thơ đầu,tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh Bác? Nghệ thuật đó nhấn mạnh điều gì? - NT so sánh -> Tình cảm yêu thương bao la mà Bác dành cho bộ đội. Nó có tác dụng sưởi ấm tấm lòng chiến sĩ. Tình cảm ấy đã bao trùm lên cả lán đóng quân ? Em cảm nhận như thế nào về Bác qua các chi tiết trên? - GV chốt ý * GV bình: Những câu thơ đã khắc hoạ đâm nét về tư thế và dáng vẻ yên lặng, trầm ngâm của Bác Hồ trong đêm khuya bên bếp lửa. ? Tìm chi tiết thể hiện cảm giác của anh đội viên khi được Bác chăn sóc? ? Tìm Chi tiết thể hiện tâm trạng của anh đội viên ở lần thức dậy thứ nhất. Đó là tâm trạng gì? Càng nhìn lại càng thương - Thổn thức ... bụng vẫn bồn chồn ... lòng anh cứ bề bộn... ? “Thổn thức, bồn chồn, bề bộn” nghĩa là gì? Có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng anh đội viên? - Diễn tả rất sâu sắc sự quan tâm, yêu thương và lo lắng của anh đội viên đối với Bác Hồ kính yêu. Đồng thời thể hiện sự kính trọng của anh đội viên đối với vị lãnh tụ vừa gần gũi vừa lớn lao mà giản dị. Anh vừa thương vừa lo lắng. * Thảo luận nhóm: (3’) ? Cách miêu tả Bác trong bài thơ như vậy có tác dụng gì? Em học tập được gì từ cách miêu tả đó? - GV chọn hai nhóm nhanh nhất, sau đó cho HS nhóm khác nhận xét=> GV chốt ý. -Hướng đáp án: Dùng nhiều từ láy, ẩn dụ ,so sánh giúp gợi tả hình ảnh Bác được sâu sắc, toát lên một con người đầy nhân cách, hết lòng yêu thương đồng bào, chiến sĩ. - GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm: GV chiếu BT, yêu cầu HS làm cá nhân. 1. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là của tác giả nào ? A. Tô Hoài B. Minh Huệ C. Đoàn Giỏi 2. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được sáng tác vào năm nào? A. 1950 B. 1951 C. 1952 3. Qua cảm nhận của anh đội viên, chúng ta thấy được tình cảm nào của Bác Hồ? Tấm lòng yêu thương, sự chăm sóc ân cần chu đáo dành cho các anh bộ đội Hướng dẫn về nhà. - Tập đọc diễn cảm bài thơ; - Học thuộc lòng 5 khổ thơ đầu trong bài thơ; - Chuẩn bị phần còn lại: + Tìm hiểu diễn biến tâm trạng anh đội viên thức dậy lần 3 và hình tượng của Bác. + Nhận xét cảm xúc của tác giả (khổ thơ cuối). HẾT TIẾT 101 * Gọi HS đọc lại phần 2: lần thứ ba cùng Bác. ? Tìm chi tiết trong đoạn thơ thể hiện hình ảnh Bác Hồ? Ngồi đinh ninh là ngồi như thế nào?Bác tâm sự với anh đội viên điều gì về nguyên nhân Bác không ngủ? ? Đoàn dân công phục vụ kháng chiến trong hoàn cảnh như thế nào? Nguyên nhân ấy cho ta thấy tâm trạng gì của Bác lúc này? ? Tâm trạng ấy thể hiện tình cảm gì của Bác đối với nhân dân? GV bình: Nét ngoại hình ấy được lặp đi lặp lại và nhấn mạnh hơn ở lần thứ ba khi anh đội viên thức giấc và nhìn thấy: Bác từ chỗ ngồi “ lặng yên” đã thành ngồi “ đinh ninh”, từ vẻ mặt “trầm ngâm” đến “ chòm râu im phăng phắc” Nét ngoại hình ấy đã biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác và tâm trạng ấy sẽ được bộc lộ rõ hơn qua cử chỉ, hành động , lời nói. * ? Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có cử chỉ, lời nói gì với Bác. Nằng nặc nghĩa là gì? Tác giả dùng nghệt thuật gì diễn tả tấm lòng của anh đội viên khi mời Bác ngủ ? ? Nghệ thuật ấy giúp em hiểu tâm trạng gì của anh đội viên ? Tâm trạng đó cũng là tình cảm của anh đối với Bác. Theo em đó là tình cảm như thế nào? ? Hiểu được lòng Bác, tình cảm của Bác dành cho nhân dân cuối cùng anh đội viên đã làm gì? - GV: Liên hệ một số câu thơ viết về Bác: + Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. + Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Bác để tình thương cho chúng con. (Bác ơi) * Học sinh đọc lại khổ thơ cuối. ? Khổ cuối là suy ngẫm của tác giả. Đọc khổ thơ, vì sao tác giả nói: “Vì một lẽ thường tình”. Cách nói giản dị nhưng có gì độc đáo? - HS: Trả lời * GV bình: Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong số vô vàn đêm không ngủ của Người. Việc Người “ không ngủ” vì lo việc nước, việc dân, vì thương bộ đội , dân công đã là một “ lẽ thường tình” của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh- lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời Người dành chọn cho nhân dân tổ quốc. Đó chính là lẽ sống “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu. *Tích hợp HCM: ? Qua văn bản trên em thấy vẻ đẹp nổi bật nhất của Bác được hiện lên ntn?Em có suy nghĩ và học hỏi được điều gì? Ca ngợi vể đẹp lãnh tụ Hồ Chí Minh: hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương của Bác đồi với nhân dân (đoàn dân công, anh bồ đội) tinh thần đồng cam cộng khổ của Bác đối với nhân dân Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn cỏ mỗi cành hoa Tư do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ lụa tặng già Hoạt động 3: Tổng kết ? Hãy phân tích các hay của nhan đề bài thơ “Đêm nay bác không ngủ” ? Bài học này cần ghi nhớ những gì? ? Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung ? Nhận xét về nghệ thuật: (Thể thơ? Lời thơ?) (HS đọc to ghi nhớ SGK) I. SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ,TÁC PHẨM 1. Tác giả: Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái sinh năm 1927,Quê Nghệ An. 2. Tác phẩm: Bài thơ sáng tác trong thời gian chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc Tìm hiểu chú thích. 3. Bố cục: 3 đoạn... 4. Thể thơ: Năm chữ (ngũ ngôn) III. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất: a. Hình tượng Bác Hồ. - Hình dáng: vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, cao lồng lộng - Cử chỉ, hành động: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. - Lời nói: chú cứ việc ngủ ngon -> Từ láy, so sánh, ẩn dụ Tấm lòng yêu thương chăm sóc chu đáo cho bộ đội. Nó có tác dụng sưởi ấm tấm lòng chiến sĩ. b/ Tâm trạng anh đội viên: - Càng nhìn lại càng thương - Thổn thức ... bụng vẫn bồn chồn ... lòng anh cứ bề bộn... -> Từ láy Ngạc nhiên, băn khoăn, lo lắng Thương yêu, kính trọng Bác 2. Anh đội viên thức dậy lần thứ 3 a * Hình ảnh Bác Hồ Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc Tập trung cao độ, bất động Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công Tình cảm của Bác đối với nhân dân thật sâu sắc, mênh mông b* Tâm trạng anh đội viên: Hốt hoảng giật mình Vội vàng nằng nặc Mời Bác ngủ Bác ơi Bác ơi! Mời bác ngủ -> Điệp ngữ lo lắng cao độ Tình cảm của anh đội viên tăng tiến dần Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng bác -> Tình cảm trào dâng vô bờ bến. 3. Cảm nghĩ của tác giả. Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh -> Bác không ngủ vì lo cho nước, thương dân. Đó là lẽ thường tình luôn thường trực trong cuộc đời Bác. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác - Phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta. - Biểu hiện tình cảm yêu quí cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân đối với Bác. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc biểu đạt nội dung thông qua một câu chuyện kể. - Lời lẽ giản dị, chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm. 4 . Hướng dẫn học ở nhà. *- Học thuộc lòng bài thơ. - Sưu tầm các bài thơ viết về Bác. * Soạn bài phương pháp tả người theo câu hỏi sgk. - Xác định bố cục, ý chính từng đoạn. D.Rút kinh nghiệm. ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_tiet_101_102_van_ban_dem_nay_bac_khong_ngu.docx