Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Bài học: Bếp lửa

YÊU NƯỚC

- Bồi đắp tình cảm gia đình, giáo dục lòng yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ nói riêng và thái độ trân trọng tình cảm của con người nói chung.

- Yêu văn chương, yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước.

 

docx 8 trang phuongnguyen 23/07/2022 22260
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Bài học: Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Bài học: Bếp lửa

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 - Bài học: Bếp lửa
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TÊN BÀI HỌC: BẾP LỬA
Thời lượng: 02 tiết
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Phẩmchất, nănglực
YCCĐ
STT của YCCĐ
1. NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
NĂNG LỰC ĐỌC
Biết cách đọc diễn cảm bài thơ 
1
Nhận biết về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2
Hiểu được nội dung bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
3
Cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
4
Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
5
Nhận biết được sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả bình luận trong tác phẩm trữ tình.
6
NĂNG LỰC VIẾT
Viết được bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ
7
NĂNG LỰC NÓI VÀ NGHE
Sử dụng hình thức kể chuyện kết hợp với trí tưởng tượng hãy kể lại câu chuyện về tình bà cháu 
8
2. NĂNG LỰC CHUNG
TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC
Có thể nhận ra những sai sót, hạn chế trong cách ứng xử với người lớn để dần hoàn thiện nhân cách bản thân.
 9
3. PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
YÊU NƯỚC
- Bồi đắp tình cảm gia đình, giáo dục lòng yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ nói riêng và thái độ trân trọng tình cảm của con người nói chung.
- Yêu văn chương, yêu cái đẹp, yêu quê hương đất nước.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước..
10
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên
- Nghiên cứu kĩ kiến thức về bài thơ, tranh ảnh, chân dung tácgiả..
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên: giấy rôki, bút màu, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUNG [MA TRẬN]
HOẠT ĐỘNG
MỤC TIÊU/YCCĐ
NỘI DUNG TRỌNG TÂM
PP/KT DẠY HỌC
PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
PHƯƠNG PHÁP ĐG
CÔNG CỤ
ĐG
CÁCH THỰC HIỆN
ĐỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Tạo tâm thế tiếp nhận bài mới
- Kết nối và liên kết kiến thức đã biết với kiến thức mới
Giới thiệu hình ảnh bếp lửa
Trực quan Đàm thoại gợi mở
Quan sát, hỏi đáp
Câu hỏi
- Đánh giá đồng đẳng
- GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu của bài thơ
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi
- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. 
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn
1. Tìm hiểu chung về văn bản
2. Phân tích văn bản
3. Tìm hiểu chủ đề của văn bản
- Dạy	học hợp tác đàmthoại gợi mở.
- Phát triển năng lực hợp tác, hoạt động nhóm.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hỏi - đáp
-Đánh giá sản phẩm
- Câu hỏi
- Phiếu học tập, thang đánh giá
- Sản phẩm của HS (Bài thuyết trình pp)
 Đánh giá đồng đẳng
GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu và trênphiếu học tập của HS.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
- Nhận biết được các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của thể loại thơ trữ tình
- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý
Khái quát lại những vấn đề trong tâm (nội dung, nghệ thuật) của văn bản
Dạy học hợp tác, kĩ thuật sơ đồ tư duy
- Phương pháp quan sát 
 - Đánh giá sản phẩm học tập
Sơ đồ tư duy
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do VB đọc gợi ra: trân trọng những gía trị bình dị, gần gũi với cuộc sống
- Có ý thức tìm hiểu tình cảm gia đình gắn liền với tình yêu quê hương đất nước
 Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm chủ đề của văn bản
Dạy học giải quyết vấn đề
- Phương pháp hỏi- đáp
- Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập
- Câu hỏi
- Bài tập
- Đánh giá đồng đẳng
- GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
Đọc mở rộng 1-3 văn bản có cùng chủ đề với văn bản học chính thức
Liên hệ, mở rộng với các tác phẩm khác để củng cố, hệ thống hóa kiến thức trong chương trình
PP đánh giá sản phẩm
Bài tập
Đánh giá đồng đẳng
GV đánh giá trực tiếp sản phẩm của HS.
VIẾT
- Nắm bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Viết được bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ
- Cảm nhận khổ cuối bài thơ Bếp lửa
Dạy học giải quyết vấn đề
PP đánh giá sản phẩm học tập
-Sản phẩm học tập (Bài viết của HS)
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics)
GV đánh giá
NÓI – NGHE
.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ
Hoạt động: Đọc- Hiểu văn bản:
Thời lượng: 30 phút
Mục tiêu/ Yêu cầu cần đạt
Tổ chức hoạt động
Dự kiến sản phẩm
Phương án đánh giá
PP đánh giá
Công cụ ĐG
Cách thực hiện
- Nhận biết về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Biết cách đọc diễn cảm bài thơ .
- Hiểu được nội dung bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
- Cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
Hoạt động cá nhân, giáo viên chuyển giao các nhiệm vụ học tập
Gv: Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt?
Hs: Dựa vào chú thích để trình bày
Gv:Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời và thời gian sáng tác bài thơ này?
Hs: Bài thơ Bếp Lửa sáng tác năm 1963, in trong tập "Hương cây - Bếp lửa" (1968). 
Gv: Giới thiệu thêm về hoàn cảnh ra đời bài thơ 
Gv: Bài thơ được sáng tác theo thể loại gì? 
GV Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ là gì?
Hs: Biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận..
Gv: Xác định bố cục của bài thơ? 
Hs: 4 phần.
.
I.Đọc-Tìm hiểu chung về văn bản 
1. Tác giả
- Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng) , sinh năm 1941. Quê: Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội).
- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ Bếp Lửa sáng tác năm 1963, in trong tập "Hương cây - Bếp lửa" (1968). 
b. Thể loại
Thơ tám chữ.
c. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
3. Bố cục: 4 phần
- Phần 1: (Khổ 1)Bếp lửa khơi nguồn kỉ niệm.
- Phần 2: (4 khổ tiếp)Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với bà và hình ảnh bếp lửa.
- Phần 3: (Khổ 6)Suy ngẫm về bà và bếp lửa.
- Phần 4: (Khổ 7)Nỗi niềm thương nhớ bà của ngườicháu xa quê.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hỏi- đáp
- Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập
Sản phẩm học tập của HS (Bài thuyết trình PP)
- Thang đánh giá
- Đánh giá đồng đẳng
- GV đánh giá sản phẩm học tập của HS
IV. PHỤ LỤC 
Minh họa thang đánh giá sản phẩm học tập: Bài thuyết trình tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Tiêu chí
Các mức độ
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
1.Nội dung
Đúng nội dung, thiếu nhiều thông tin về tác giả, văn bản
Đúng nội dung, còn thiếu một số thông tin về tác giả, tác phẩm.
Đúng và khá đầy đủ nội dung theo yêu cầu về tác giả, tác phẩm
Đúng và đầy đủ nội dung theo yêu cầu về tác giả( tiểu sử, phong cách, sở trường, một số tác phẩm tiêu biểu); văn bản( xuất xứ, chủ đề, PTBĐ, thể loại, bố cục)
2. Sử dụng từ ngữ
Vốn từ nghèo nàn, đơn điệu, không chính xác
Sử dụng vốn từ còn đơn điệu, nhiều chỗ chưa chính xác
Sử dụng từ ngữ chính xác và khá đa dạng.
Sử dụng từ ngữ chính xác, vốn từ đa dạng, giàu hình ảnh, linh hoạt.
3. Cách trình bày
Chưa biết cách giới thiệu về bản thân và nội dung bài trình bày, sử dụng ngôn ngữ không linh hoạt.
Biết giới thiệu ngắn gọn về bản thân và nội dung bài trình bài, sử dụng ngôn ngữ chưa linh hoạt.
Biết giới thiệu ngắn gọn về bản thân và nội dung bài trình bày. sử dụng ngôn ngữ khá linh hoạt
Biết giới thiệu ngắn gọn về bản thân và nội dung bài trình bày, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt.
Phong cách
Diễn đạt vụng về, chưa tự tin, người nghe khó tiếp nhận được thông tin
Diễn đạt còn thiếu tự tin, giọng to nhưng còn lúng túng.
Diễn đạt trôi chảy, tự tin, giọng to, rõ ràng để người nghe tiếp nhận được thông tin,
Diễn đạt trôi chảy, tự tin, giọng to, rõ ràng để người nghe tiếp nhận được thông tin

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_9_bai_hoc_bep_lua.docx