Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải

Câu 1: Vai trò của ngành giao thông vận tải là

A. nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho con người.

B. tham gia vào quá trình sản xuất, giúp cho sản xuất diễn ra liên tục.

C. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

D. sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, tăng thu nhập.

Câu 2: Vai trò của ngành giao thông vận tải là

A. thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.

B. tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị.

C. tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới cho người tiêu dùng.

D. đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 3: Vai trò của ngành giao thông vận tải là

A. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ.

B. nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm thông qua quá trình vận chuyển.

C. thúc đẩy kinh tế, văn hóa của các vùng núi xa xôi phát triển.

D. làm thay đổi sự phân công lao động giữa các vùng lãnh thổ.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải?

A. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

B. Tham gia vào quá trình sản xuất, giúp cho sản xuất diễn ra liên tục.

C. Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.

D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa của các vùng núi xa xôi phát triển.

 

doc 8 trang quyettran 22680
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải

Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải
Người soạn: Phạm Thị Hoài. Sinh ngày: 08/06/1986
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
BÀI 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Câu 1: Vai trò của ngành giao thông vận tải là
A. nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho con người.
B. tham gia vào quá trình sản xuất, giúp cho sản xuất diễn ra liên tục.
C. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
D. sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, tăng thu nhập.
Câu 2: Vai trò của ngành giao thông vận tải là
A. thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.
B. tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị.
C. tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới cho người tiêu dùng.
D. đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 3: Vai trò của ngành giao thông vận tải là
A. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ.
B. nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm thông qua quá trình vận chuyển.
C. thúc đẩy kinh tế, văn hóa của các vùng núi xa xôi phát triển.
D. làm thay đổi sự phân công lao động giữa các vùng lãnh thổ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải? 
A. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
B. Tham gia vào quá trình sản xuất, giúp cho sản xuất diễn ra liên tục.
C. Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.
D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa của các vùng núi xa xôi phát triển.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải?
A. Tham gia vào quá trình sản xuất, giúp cho sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.
B. Đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.
D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa của các vùng núi xa xôi phát triển.
Câu 6: Vai trò của ngành giao thông vận tải là
A. tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị.
B. làm thay đổi sự phân công lao động giữa các vùng lãnh thổ.
C. thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
D. đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải?
A. Đảm bảo cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
B. Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
C. Tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
D. Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất.
Câu 8: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi, cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là
A. phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải.
B. xây dựng mạnh lưới y tế, giáo dục.
C. cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm.
D. mở rộng diện tích trồng rừng.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ yếu giao thông vận tải cần đi trước một bước để phát triển kinh tế – xã hội miền núi?
A. Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương miền núi.
B. Tạo điều kiện khai thác các thế mạnh to lớn của miền núi.
C. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.
D. Vận chuyển các sản phẩm đã qua chế biến tới thị trường tiêu thụ.
Câu 10: Ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn nhất của việc phát triển giao thông vận tải ở miền núi nước ta là
A. khai thác hợp lí hơn tài nguyên thiên nhiên.
B. giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng núi với vùng đồng bằng.
C. góp phần phân bố lại dân cư, lao động.
D. xóa bỏ tính tự cấp tự túc trong sản xuất.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành giao thông vận tải?
A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.
B. Chất lượng của sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi và an toàn. 
C. Làm thay đổi giá trị của sản phẩm vận chuyển.
D. Chỉ tiêu đánh giá là khối lượng vận chuyển, khố lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
Câu 12: Yếu tố nào sau đây có tính quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải nước ta trong các năm qua?
A. Công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội.
B. Quan hệ quốc tế mở rộng.
C. Vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải ngày càng nhiều.
D. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?
A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.
B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
D. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km. 
Câu 14: Đặc điểm của ngành giao thông vận tải là
A. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.
B. chất lượng sản phẩm được đo bằng tổng chiều dài, sự tiện nghi, an toàn.
C. tiêu chí đánh giá là số lượng phương tiện giao thông, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
D. số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km. 
Câu 15: Đặc điểm của ngành giao thông vận tải là
A. sản phẩm là số lượng con người và khối lượng hàng hoá.
B. chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi.
C. tiêu chí đánh giá là số lượng phương tiện giao thông và cự li vận chuyển trung bình.
D. số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km. 
Câu 16: Chất lượng của ngành giao thông vận tải được đo bằng
A. tổng chiều dài mặt đường xây dựng.
B. số lượng phương tiện giao thông và hành khách vận chuyển.
C. sự tiện nghi và an toàn cho con người và hàng hóa.
D. khối lượng hàng hóa vận chuyển.
Câu 17: Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải là
A. khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
B. khối lượng hàng hóa, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
C. khối lượng di chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
D. khối lượng vận chuyển, khối lượng di chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
Câu 18: Đơn vị tính của khối lượng vận chuyển là
A. số hành khách và số tấn hàng hóa. B. người.km và tấn.km.
C. km D. kg
Câu 19: Đơn vị tính của khối lượng luân chuyển là
A. số hành khách và số tấn hàng hóa.	B. người.km và tấn.km.
C. km	D. mét
Câu 20: Đơn vị tính của cự li vận chuyển trung bình là
A. số hành khách và số tấn hàng hóa.	B. người.km và tấn.km.
C. km 	D. km2
Câu 21: Cho bảng số liệu
Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các 
phương tiện vận tải nước ta, năm 2003
Phương tiện 
vận tải
Khối lượng vận chuyển
(nghìn tấn)
Khối lượng luân chuyển
(triệu tấn.km)
Đường sắt
8385
2725,4
Đường ô tô
175 856,2
9402,8
Đường sông
55 258,6
5140,5
Đường biển
21 811,6
43512,6
Đường hàng không
89,7
210,7
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10)
Cự li vận chuyển trung bình của đường sông là
A. 10.7 km B. 0.093 km C. 93 km D. 10749 km
Câu 22: Cho bảng số liệu
Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các
phương tiện vận tải nước ta, năm 2003
Phương tiện 
vận tải
Khối lượng vận chuyển
(nghìn tấn)
Khối lượng luân chuyển
(nghìn tấn.km)
Đường sắt
8385
2725400
Đường ô tô
175 856,2
9402800
Đường sông
55 258,6
5140500
Đường biển
21 811,6
43512600
Đường hàng không
89,7
210700
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10)
Cự li vận chuyển trung bình của đường ô tô là
A. 0.0188 km B. 18.7 km C. 5346 km D. 53.5 km 
Câu 23: Cho bảng số liệu
Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các
phương tiện vận tải nước ta, năm 2003
Phương tiện 
vận tải
Khối lượng vận chuyển
(nghìn tấn)
Khối lượng luân chuyển
(triệu tấn.km)
Đường sắt
8385
2725,4
Đường ô tô
175 856,2
9402,8
Đường sông
55 258,6
5140,5
Đường biển
21 811,6
43512,6
Đường hàng không
89,7
210,7
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10)
Phương tiện vận tải có cự li vận chuyển trung bình dài nhất năm 2003 của nước ta là
A. đường sông 	B. đường hàng không 
C. đường ô tô 	D. đường biển
Câu 24: Cho bảng số liệu
Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển của các
phương tiện vận tải nước ta, năm 2003
Phương tiện 
vận tải
Khối lượng vận chuyển
(nghìn tấn)
Khối lượng luân chuyển
(triệu tấn.km)
Đường sắt
8385
2725,4
Đường ô tô
175 856,2
9402,8
Đường sông
55 258,6
5140,5
Đường biển
21 811,6
43512,6
Đường hàng không
89,7
210,7
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10)
Phương tiện vận tải có cự li vận chuyển trung bình ngắn nhất năm 2003 của nước ta là
A. đường sông 	B. đường hàng không 
C. đường ô tô 	D. đường biển
Câu 25: Cho bảng số liệu
Khối lượng vận chuyển của các phương tiện vận tải nước ta,
 năm 2003
Phương tiện vận tải
Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn)
Đường sắt
8385
Đường ô tô
175 856,2
Đường sông
55 258,6
Đường biển
21 811,6
Đường hàng không
89,7
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 10)
Để thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển của các phương tiện vận tải nước ta năm 2003, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. 	 	B. Tròn. 	C. Miền. 	D. Kết hợp.
Câu 26: Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là
A. điều kiện tự nhiên 	 B. dân cư
C. nguồn vốn đầu tư 	D. điều kiện kĩ thuật
Câu 27: Đây không phải là ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?
A. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
B. Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải.
C. Hoạt động của các phương tiện vận tải.
D. Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Câu 28: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải là
A. quyết định sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
B. ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải.
C. ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
D. ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ của ngành giao thông vận tải.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của mạng lưới sông ngòi dày đặc đến ngành giao thông vận tải?
A. Không thuận lợi cho vận tải đường ôtô và đường sắt.
B. Thuận lợi để phát triển giao thông đường sông.
C. Giao thông vào mùa lũ dễ bị tắt nghẽn.
D. Thuận lợi xây dựng nhiều cảng nước sâu.
Câu 30: Trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển giao thông vận tải ở nước ta là
A. địa hình nhiều đồi núi.	B. công nghiệp chế tạo cơ khí kém phát triển.
C. thiên tai thường xảy ra.	D. thiếu vốn đầu tư
Câu 31: Với tư cách là khách hàng, các ngành kinh tế có ảnh hưởng như thế nào tới ngành giao thông vận tải? 
A. Lựa chọn loại hình vận tải phù hợp.
B. Sự phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải.
C. Xây dựng đường sá, cầu cống cho ngành giao thông vận tải.
D. Cung cấp các phương tiện vận tải.
Câu 32: Ảnh hưởng của mạng lưới sông ngòi dày đặc đến ngành giao thông vận tải nước ta là
A. thuận lợi cho vận tải đường ôtô và đường sắt.
B. thuận lợi để phát triển giao thông đường sông.
C. về mùa đông, tàu thuyền không hoạt động được.
D. thuận lợi xây dựng nhiều cảng biển.
Câu 33: Nhân tố chủ yếu làm cho giao thông Tây Nguyên chủ yếu phát triển đường ô tô là
A. dân cư B. khí hậu. C. địa hình. D. sông ngòi
Câu 34: Có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và sự hoạt động của ngành giao thông vận tải là
A. địa hình.	B. khí hậu và thời tiết.
C. các ngành kinh tế.	D. sự phân bố dân cư.
Câu 35: Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách là
A. cơ sở hạ tầng.	B. điều kiện kĩ thuật.
C. các ngành kinh tế .	D. sự phân bố dân cư.
Câu 36: Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ảnh hưởng như thế nào tới ngành giao thông vận tải?
A. Có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố ngành vận tải.
B. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
C. Ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
D. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải.
Câu 37: Nhân tố quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải là
A. địa hình.	B. đất đai.
C. các ngành kinh tế .	D. sự phân bố dân cư.
Câu 38: Nhân tố tự nhiên chủ yếu làm cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh ngành giao thông đường sông là 
A. địa hình thấp và bằng phẳng.	B. đất đai màu mỡ.
C. khí hậu mưa nhiều.	D. sông ngòi dày đặc.
Câu 39: Ngành giao thông vận tải nước ta phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới chủ yếu là do
A. dân số ít hơn.	B. kinh tế phát triển kém hơn.
C. địa hình chủ yếu là đồi núi.	D. khí hậu thất thường, có nhiều thiên tai.
Câu 40: Nguyên nhân chính làm cho giao thông vận tải của vùng Đông Nam Bộ nước ta phát triển hơn các vùng khác là
A. địa hình thấp và bằng phẳng hơn.	B. dân cư tập trung nhiều hơn.
C. các ngành kinh tế phát triển mạnh hơn.	D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_li_10_bai_36_vai_tro_dac_diem_va_cac_nhan_to.doc