Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 1: Nội lực là lực có nguồn gốc phát sinh từ

A. bức xạ Mặt Trời. B. bên trong Trái Đất.

C. vận động tự quay của Trái Đất. D. động đất, núi lửa.

Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng ở trong lòng Trái Đất. B. năng lượng từ Vũ trụ.

C. năng lượng từ bức xạ mặt Trời. D. sự thay đổi của nhiệt độ không khí, nước.

Câu 3: Nguồn năng lượng nào sau đây không tạo ra nội lực ?

A. Sự phân hủy các chất phóng xạ. B. Sự dịch chuyển của các dòng vật chất.

C. Năng lượng từ bức xạ mặt Trời. D. Từ các phản ứng hóa học bên trong lòng đất.

Câu 4: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua

A. các vận động kiến tạo. B. quá trình phong hóa.

C. quá trình bóc mòn. D. quá trình vận chuyển.

Câu 5: Kết quả nào sau đây không do tác động của nội lực ?

A. Hình thành các dạng địa hình bồi tụ. B. Các lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

C. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy. D. Hiện tượng động đất, núi lửa.

 

doc 4 trang quyettran 22380
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Trắc nghiệm Địa lí 10 - Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
BÀI 8 ĐỊA LÍ 10: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Người thực hiện: Hoàng Thúy Vân.
Đơn vị: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 1: Nội lực là lực có nguồn gốc phát sinh từ 
A. bức xạ Mặt Trời. B. bên trong Trái Đất. 
C. vận động tự quay của Trái Đất. D. động đất, núi lửa. 
Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. năng lượng ở trong lòng Trái Đất. B. năng lượng từ Vũ trụ.
C. năng lượng từ bức xạ mặt Trời. D. sự thay đổi của nhiệt độ không khí, nước...
Câu 3: Nguồn năng lượng nào sau đây không tạo ra nội lực ?
A. Sự phân hủy các chất phóng xạ. B. Sự dịch chuyển của các dòng vật chất.
C. Năng lượng từ bức xạ mặt Trời. D. Từ các phản ứng hóa học bên trong lòng đất.
Câu 4: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua
A. các vận động kiến tạo. B. quá trình phong hóa.
C. quá trình bóc mòn. D. quá trình vận chuyển.
Câu 5: Kết quả nào sau đây không do tác động của nội lực ?
A. Hình thành các dạng địa hình bồi tụ. B. Các lục địa được nâng lên hay hạ xuống.
C. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy. D. Hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của vận động theo phương thẳng đứng ?
A. Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn. 
B. Bộ phận này của lục địa được nâng lên trong khi bộ phận khác bị hạ xuống hạ xuống.
C. Vỏ Trái Đất được nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực khác. 
D. Sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
Câu 7: Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả của vận động
A. tạo sơn. B. uốn nếp. C. đứt gãy. D. tạo lục.
Câu 8: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng sinh ra 
A. hiện tượng uốn nếp. B. hiện tượng đứt gãy.
C. hiện tượng biển tiến, biển thoái. D. các đồng bằng châu thổ.
Câu 9: Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng là 
A. các vùng núi uốn nếp. B. hẻm vực, thung lũng.
C. các địa lũy, địa hào. D. hiện tượng biển tiến, biển thoái. 
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không xuất phát từ nội lực ?
A. Uốn nếp, đứt gãy. B. Biển tiến, biển thoái.
C. Xâm thực, bồi tụ. D. Động đất, núi lửa. 
 Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không do tác động của nội lực ?
A. Uốn nếp. B. đứt gãy. C. Bóc mòn. D. Tạo lục. 
 Câu 12: Kết quả của hiện tượng uốn nếp là hình thành
A. địa hào. B. địa lũy. C. hẻm vực. D. nếp uốn. 
Câu 13: Vận động theo phương nằm ngang không sinh ra 
A. uốn nếp, đứt gãy. B. lục địa, đại dương.
C. địa lũy, địa hào. D. động đất, núi lửa. 
Câu 14: Địa hào, địa lũy không được hình thành ở vùng đá
A. có cường độ tách dãn mạnh. B. có sự dịch chuyển với biên độ lớn.
C. chủ yếu là vận động theo phương thẳng đứng. D. di chuyển ngược hướng nhau.
Câu 15: Các hồ lớn nằm ở khu vực Đông Phi như Vichtoria, Tandania là kết quả của hiện tượng
A. biển tiến. B. đứt gãy. C. biển thoái. D. uốn nếp. 
Câu 16: Các mỏ than, mỏ dầu thường hình thành trong vùng đá
A. mắc ma. B. biến tính. C. trầm tích. D. khó xác định được. 
Câu 17: Hiện tượng uốn nếp thường xảy ra ở
A. vùng có đá granit. B. vùng có đá trầm tích. 
C. vùng có đá biến tính. D. vùng có đá mắc ma. 
Câu 18: Quá trình nào sau đây là do tác động của nội lực ? 
A. Quá trình nâng lên, hạ xuống. B. Quá trình phong hóa.
C. Quá trình bóc mòn. D. Quá trình vận chuyển.
Câu 19: Nguyên nhân cơ bản của vận động theo phương thẳng đứng ?
A. Do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất. 
B. Do sự phân dị vật chất trong lòng Trái Đât.
C. Do sự nén ép theo phương nằm ngang của các lớp đá. 
D. Do sự tách dãn của các vùng núi.
Câu 20: Dạng địa hình nào không phải là kết quả cơ bản của hiện tượng đứt gãy ?
A. Địa hào, địa lũy. B. Hẻm vực, thung lũng.
C. Đứt gãy kiến tạo. D. lục địa, đại dương.
Câu 21: Sự khác nhau cơ bản về kết quả của vận động theo phương thẳng đứng so với vận động theo phương nằm ngang là
A. hình thành địa lũy, địa hào. B. hình thành hẻm vực, thung lũng.
C. hình thành đứt gãy kiến tạo. D. hình thành lục địa, đại dương.
Câu 22: Thung lũng sông Hồng ở nước ta là kết quả của
A. hiện tượng nâng lên, hạ xuống. B. hiện tượng uốn nếp.
C. hiện tượng đứt gãy. D. hiện tượng tạo lục.
Câu 23: Dãy núi Con Voi ở nước ta là 
A. địa lũy điển hình. B. địa hào ngập nước.
C. vùng núi uốn nếp. D. đứt gãy kiến tạo.
Câu 23: Dãy núi Con Voi ở nước ta nằm giữa hai đứt gãy
A. sông Hồng và sông Lô. B. sông Hồng và sông Chảy. 
C. sông Hồng và sông Đà. D. sông Hồng và sông Cả. Câu 24: Đây không phải là kết quả của vận động theo phương nằm ngang ?
A. Vùng núi uốn nếp. B. Đứt gãy kiến tạo. 
C. Động đất, núi lửa. D. Lục địa, đại dương.
Câu 25: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hiện tượng đứt gãy so với uốn nếp là
A. xảy ra ở vùng đá dẻo. 
B. xảy ra ở vùng đá cứng. 
C. các lớp đá không bị phá vỡ tính chất liên tục. 
D. các lớp đất đá được dâng cao.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải của hiện tượng uốn nếp ?
A. Do các lực nén ép theo phương nằm ngang. 
B. Không phá vỡ tính chất liên tục của các lớp đá. 
C. Thường xảy ra ở vùng đá dẻo. 
D. Kết quả là hình thành các hẻm vực, thung lũng.
Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không phải của hiện tượng đứt gãy ?
A. Thường xảy ra ở vùng đá cứng. 
B. Các lớp đá bị dịch chuyển ngược hướng 
C. Kết quả là hình thành các vùng núi uốn nếp. 
D. Kết quả là hình thành các đứt gãy kiến tạo. 
Câu 28: Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là
A. tăng độ cao của các đỉnh núi. B. thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi.
C. tăng diện tích của đồng bằng. D. gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 29: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Địa luỹ là bộ phận trồi lên giữa hai đường đứt gãy.
B. Núi lửa thường tương ứng với địa luỹ.
C. Dãy núi Con Voi là 1 địa luỹ điển hình ở Việt Nam.
D. Các dãy địa luỹ thường xuất hiện ở những nơi hiện tượng đứt gãy diễn ra với cường độ lớn.
Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi uốn nếp ?
A. Hoàn toàn không chịu tác động của ngoại lực.
B. Do các lực nén ép theo phương nằm ngang. 
C. Không phá vỡ tính chất liên tục của các lớp đá. 
D. Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao.
Câu 31: Vận động theo phương nằm ngang không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia.
B. Gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
C. Xảy ra rất chậm và trên diện tích lớn.
D. Do sự dịch chuyển các mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất .
Câu 32: Vận động theo phương thẳng đứng có đặc điểm 
A. vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia.
B. gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
C. do sự dịch chuyển các mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất
D. chủ yếu do sự phân dị vật chất trong lòng Trái Đất.
Câu 33: Sự khác nhau cơ bản về kết quả của vận động uốn nếp so với đứt gãy là
A. hình thành địa lũy, địa hào. B. hình thành vùng núi uốn nếp.
C. gây ra hiện tượng động đất, núi lửa. D. hình thành hẻm vực, thung lũng.
Câu 34: Các hẻm vực, thung lũng là kết quả của hiện tượng
A. biển tiến. B. biển thoái. C. uốn nếp. D. đứt gãy.
Câu 35: Các địa lũy, địa hào là kết quả của hiện tượng
A. uốn nếp với biên độ lớn. B. đứt gãy với biên độ lớn.
C. uốn nếp với biên độ nhỏ. D. đứt gãy với biên độ nhỏ.
Câu 36: Vùng núi uốn nếp là kết quả của hiện tượng
A. biển tiến. B. biển thoái. C. uốn nếp. D. đứt gãy.
Câu 37: Hiện nay, vùng lãnh thổ nào của thế giới vẫn đang tiếp tục bị hạ xuống ?
A. Thụy Điển. B. Hà Lan. C. Phần Lan. D. Ba Lan.
Câu 38: Vận động theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng sẽ xảy ra hiện tượng
A. biển tiến. B. biển thoái. C. uốn nếp. D. đứt gãy.
Câu 39: Vận động theo phương nằm ngang ở vùng đá dẻo sẽ xảy ra hiện tượng
A. biển tiến. B. biển thoái. C. uốn nếp. D. đứt gãy.
Câu 40: Dãy núi Con Voi ở nước ta là kết quả của
A. hiện tượng nâng lên, hạ xuống. B. hiện tượng uốn nếp.
C. hiện tượng đứt gãy. D. hiện tượng tạo lục.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_dia_li_10_bai_8_tac_dong_cua_noi_luc_den_dia_hin.doc